Bài tập 1:
Trong hai bài thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thể, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương – Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quẻ – bán dịch của Phạm Sĩ Vĩ)
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.
(Chế Lan Viên – Trở lại An Nhơn)
Tinh cảm của hai nhà thơ biểu hiện trong bài:
– Điểm giống nhau: cả hai người đcu rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở vể lúc tuổi đã cao.
+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương).
+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên).
Khi trở về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính nơi mình đã sinh ra.
+ Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng : Khách à chốn nào lại chơi ? vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.
+ Chế Lan Viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.
– Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cánh vật, tình cảm con người đã có bao biến dổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế giữa người xưa và người ngày nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn và đế hiểu những tình cảm nhân văn mang tính nhân loại vậy.
Bài tập 2:
– Học và trồng cây cũng có ích như nhau:
+ Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống.
+ Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu.
– Học và trồng cây đều cần phải có thời gian:
+ Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ.
+ Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng.
Bài tập 3:
– Điểm giống nhau:
+ Cùng là thơ bảy chữ, tám câu (thất ngôn bát cú)
+ Cả hai đều gieo vần và tuân thủ nghiên chỉnh luật đối (ở câu 3+4 và 5+6).
– Điểm khác nhau: cách dùng chữ
+ Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà văng vắng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng thêm rền rĩ, khắp mọi chòm,…) kể cả những chữ có phần hiểm hóc (cớ sao om, duyên để mõm mòm, chịu già tom) chỉ có một câu có nhiều từ Hán Việt: Tai tử nhân văn ai đó tá?
+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, kẻ chốn Chương Đài, ngươi lữ thứ, nỗi hàn ôn; nhiều từ là từ là thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển : ngàn mai, dặm liễu.
– Kết luận: tuy hai tác phẩm được làm cùng thể thơ nhưng sự khác nhau về cách dùng từ ngữ đã giúp bạn đọc thấy được sự khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nữ sĩ:
+ Một phong cách gần gũi bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc (Hồ Xuân Hương).
+ Một phong cách trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân, trí thức thượng lưu (Bà Huyện Thanh Quan).
Nói cách khác : cả hai bài thơ đều hay nhận theo hai phong cách khác nhau.
Bài 4:
Các câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn có nội dung so sánh:
– Một kho vàng không bằng một nang chữ
– Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
– Học thầy không tày học bạn
– Một giọt máu đào hơn ao nước lã
– Lời chào cao hơn mâm cỗ.
– Bà con xa không bằng láng giềng gần….
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !