Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức – chi tiết

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc 1

Câu 1 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca muốn triển khai qua đoạn trích. Ý tưởng đó gắn với từ khoá nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

– Ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca muốn triển khai qua đoạn trích là sự tìm tòi khám phá luôn là chìa khóa để đưa con người đến với thành công

– Ý tưởng đó được gắn với từ “tôi không biết”. Bởi từ sự không biết đó đã thôi thúc con người ta phải tìm tòi, khám phá và giải đáp nó.

Đọc 2

Câu 2 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu một số cụm từ mà bạn cho là có ý nghĩa tương đương với cụm từ “tôi không biết” được tác giả nhắc tới trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số cụm từ có ý nghĩa tương đương với cụm từ “tôi không biết” được nhắc đến trong đoạn trích là “mấy từ nhỏ bé”, “nhỏ bé nhưng có cánh”, “khoảng không rộng lớn”, “cảm thấy băn khoăn”, “câu trả lời nhất thời và tuyệt nhiên chưa đầy đủ”…

Đọc 3

Câu 3 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo tác giả, việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người và của nhân loại nói chung? Bạn đánh giá như thế nào về các bằng chứng được tác giả nêu lên nhằm khẳng định quan điểm của mình?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Đưa ra đánh giá và quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả, việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi nó là động lực, là khởi đầu của mọi phát minh, sự tìm tòi trong cuộc sống. Làm sao chúng ta có thể khám phá ra được cái mới từ một cái đã được chứng minh hay khi mình đã biết về định lí, định luật thì tiệt nhiên ta sẽ cho nó là đúng và sẽ chẳng bao giờ có ý định khám phá tiếp. Đó chính là lý do mà mỗi người chúng ta phải luôn tìm tòi cái mới. Bởi chỉ khi thấy được một cái mà mình vốn không biết, nó sẽ khơi gợi trong ta sự tò mò và đặt ra hàng vạn câu hỏi và buộc chúng ta phải tìm ra đáp án. Và khi đã trả lời cho câu hỏi ấy và nhìn lại thì thật sự ta đã làm được một điều to lớn đó chính là khám phá ra những cái mà người khác chưa biết.

Những bằng chứng được tác giả nêu ra nhằm khẳng định quan điểm của mình vừa mang tính thời đại và khá ngộ nghĩnh. Bởi ông không đưa ra ví dụ một cách cứng nhắc mà lấy những câu chuyện có phần gần gũi để chỉ ra được sự vĩ đại của họ. Như câu chuyện về quả táo rụng hay cô giáo dạy hóa… tất cả đều từ những thứ tầm thường xung quanh cuộc sống chúng ta, cái mà đôi khi ta chẳng hề để ý tới bởi nghĩ rằng nó là hiển nhiên đã được họ chú ý đến, họ đã nghiên cứu và để lại cho chúng ta những thành quả đáng ngưỡng mộ. Mà xuất phát từ động lực chính là tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, khám phá. Những bằng chứng đó cũng chính là một trong những lý do tạo nên sự thuyết phục cho tác phẩm.

Đọc 4

Câu 4 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu một ví dụ gắn với lĩnh vực sáng tạo thơ có thể minh hoạ cho điều được tác giả đề cập trong đoạn 2.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp này ta có thể kể đến chính là những sáng tác thơ của nhà thơ Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình của Việt Nam. Đọc các tác phẩm của ông, người đọc như được chìm đắm vào một thế giới tràn ngập tình yêu với sắc hồng của đôi lứa qua những câu văn hết sức táo bạo và vần điệu. Vậy tại sao tác giả lại có thể viết được những bài thơ như vậy? Có lẽ cũng chính bởi sự tò mò của bản thân ông. Ông cảm nhận được tình yêu thật sự rất đẹp, trong sáng và thiêng liêng.

Chính bởi những suy nghĩ đó, ông đã chấp bút, viết lên những câu chuyện tình yêu hay, thắm thiết, có phần táo bạo và đặc biệt, tâm tư, tình cảm của ông đều được người đọc thấu hiểu và cảm nhận được. Đó chính là thành công của ông khi đem đến cho Thơ mới một màu sắc mới của cuộc sống hiện đại, phóng khoáng, tự do. Nội tâm của ông cũng đã phản ánh về tâm hồn của người Việt Nam một thời, luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

Đọc 5

Câu 5 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tính mạch lạc và liên kết của đoạn trích được thể hiện rõ nét qua những từ nối như chính vì vậy, nếu như, thế nhưng,… đã góp phần tạo sự liên kết giữa các câu trong cùng một đoạn văn. Hay việc lật đi lật lại chủ đề bằng những câu như “Nếu như người đồng hương của tôi”, “Nhà thơ cũng vậy”… phần nào thể hiện sự giải thích cho quan điểm của tác giả. Ông không quá xa đà vào lấy ví dụ mà luôn tìm ra mắt xích giữa nó và chủ đề chính của văn bản, để từ đó làm rõ quan điểm của mình, khẳng định vai trò của sự tò mò trong việc tìm tòi, phát minh ra những cái mới.

Đọc 6

Câu 6 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về hoạt động sáng tạo của nhà thơ nói riêng, của các nghệ sĩ nói chung từ những gì được gợi ý trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động sáng tạo của con người luôn là vô tận, nhưng cái gì thúc đẩy sự sáng tạo của họ thì là một câu hỏi lớn. Theo như nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca thì nó xuất phát từ câu nói “tôi không biết”. Đó là khi chúng ta, hay chính các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, họ tìm thấy những chủ đề này thật hay, thật sinh động, và ta sẽ viết, sẽ sáng tác về nó. Chính những cái suy nghĩ như vậy, họ bắt đầu sáng tác, những bài thơ tình đẫm nước mắt, những bản nhạc khiến người nghe phải rơi lệ, hay những bức vẽ khiến người khác nhìn vào và mỉm cười.. tất cả đều xuất phát từ sự ham học hỏi. Họ sáng tác ra một khối tác phẩm đồ sộ rồi chỉ để trả lời cho câu hỏi tình yêu có thực sự đẹp chăng như nhà thơ Xuân Diệu, hay cuộc sống thật buồn tẻ như nhà thơ Hàn Mặc Tử… tất cả những thứ được cho là tầm thường đó đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong họ. Những suy tư về cuộc sống qua cái nhìn nghệ sĩ đều được nhân cách hóa và trở thành cái gì đó hay và ý nghĩa, nó được gọi là sự vật qua con mắt của kẻ si tình. Cảm xúc của họ dành cho cuộc sống này luôn đong đầy và chiếm phần nhiều hơn người khác, họ yêu cuộc sống tự tại, tự do sáng tác và cùng nghiền ngẫm những tác phẩm của mình. Bởi vậy, những tác phẩm đó luôn mang theo những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Và đó chính là giá trị to lớn của nghệ thuật.

Viết

Câu hỏi (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chọn một trong các để sau:

Đề 1.

Soạn văn bản thuyết minh có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để giới thiệu một tác phẩm văn học được bạn đánh giá là đặc sắc.

Đề 2.

Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.

Đề 3.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật thường được khơi lên từ cuộc tiếp xúc bất ngờ với một tác phẩm cụ thể. Với bạn, tác phẩm nào đã đóng vai trò này? Hãy viết về tác phẩm đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và hiểu biết của cá nhân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Đề 2.

Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.

Bài làm

   Giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, từ xưa đến nay. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video… Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi” ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ hay nói cách khác là diễn ra suốt đời. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một cái gì đó rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thất là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nữa. Và hiển nhiên, những người “có học” sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa của bạn không chỉ nói lên con người của bạn mà nó còn giúp bạn đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử… Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử… sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học, hay làm mà chỉ muốn ăn chơi và dần sa đọa vào tệ nạn xã hội và dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Nói và nghe

Câu hỏi (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1.

Thuyết trình về một tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng của mỗi bài học.

Nội dung 2.

Trình bày bài thuyết minh về một vấn đề xã hội tự chọn (có thể dựa vào bài viết của chính mình về vấn đề này, nếu đã có).

Nội dung 3.

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật từng để lại cho bạn nhiều suy nghĩ về vấn đề lựa chọn và hành động trong cuộc đời.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và hiểu biết của cá nhân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Nội dung 2.

Trình bày bài thuyết minh về một vấn đề xã hội tự chọn (có thể dựa vào bài viết của chính mình về vấn đề này, nếu đã có).

Vấn đề: Tầm quan trọng của việc học trong xã hội hiện nay qua lời răn dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi.”

Bài làm

   Giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, từ xưa đến nay. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay. Hôm nay, hãy cùng nhóm chúng mình tìm hiểu về câu nói này của Lê-nin cũng như tầm quan trọng của việc học trong xã hội hiện nay.

Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video… Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi” ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ hay nói cách khác là diễn ra suốt đời. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một cái gì đó rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thất là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nữa. Và hiển nhiên, những người “có học” sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa của bạn không chỉ nói lên con người của bạn mà nó còn giúp bạn đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử… Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử… sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học, hay làm mà chỉ muốn ăn chơi và dần sa đọa vào tệ nạn xã hội và dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Như vậy, việc học luôn là cần thiết và là phương tiện để ta thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với gia đình, xã hội và đất nước. Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao việc học tập, rèn luyện của bản thân trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của chính mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web