Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (ngắn gọn)

a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

I. Từ sự việc và nhân vật đế văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được.

b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.

Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm lấy khuỷu tay bà: “Để cháu giúp bà nhé!”. Bà cười thật hiền hậu: “Cám ơn cháu bé nhé! Cháu tốt bụng quá!”. Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm, vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.

c. Em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật.

Hôm nay em sẽ bước sang một tuổi mới với bao mơ ước và hi vọng. Buổi tối thật tuyệt vời. Các bạn đến chúc mừng sinh nhật, cùng ăn bánh gato, hát mừng sinh nhật em, và còn tặng rất nhiều quà mà em thích nữa. Nhưng sinh nhật năm nay đặc biệt vì món quà đặc biệt của một người đặc biệt. Đó là bố em. Đã 3 năm qua em không được gặp bố. Bố đi làm việc xa, sang tận Nhật Bản, vì thế cơ hội được gặp bố thật khó biết bao. Trong ánh đèn mập mờ của buổi tối, hình dáng bố dần hiện ra một rõ nét hơn, dáng người to lớn ấy. Mừng đến phát khóc, em chạy đến ôm chầm lấy bố. Bố bế thốc em lên “Con gái bé nhỏ của bố”. Thật sự là một món quà bất ngờ. Bố chính là món quà em mong chờ suốt bao năm qua.

II. Luyện tập            

Câu 1:

Đóng vai ông giáo kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ:

   Trông thấy tôi, lão làm bộ vui vẻ. Nhưng rồi lão nói ngay câu chuyện:

   – Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

   Hóa ra lão đã bán con chó mà lão vẫn luôn yêu quý ấy. Lão không nén nổi xúc động, khuôn mặt nhăn nhúm ép hai dòng nước mắt chảy ra. Rồi lão bật khóc nức nở. Tôi xót xa mà không giúp được lão.

Câu 2:

So sánh đoạn văn của Nam Cao với đoạn văn mình viết:

   – Đoạn văn Nam Cao kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm ở phần tả tâm trạng qua khuôn mặt và tiếng khóc của lão Hạc.

   – Việc kết hợp miêu tả và biểu cảm trong lời kể làm cho hình ảnh lão Hạc đầy đau đớn khi phải bán đi “cậu Vàng” yêu quý.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web