Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự (ngắn gọn)

a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.

I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.

b. Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới. Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lêm”, “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng”; “bỗng nhà họa sĩ già quay lại”,… Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc là xưng “tôi”, hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện. Như thế người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.

c. Những “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó.

d. Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Ta nhận thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.

II. Luyện tập

a. So sánh đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa, đoạn văn trích trong Trong lòng mẹ có những điểm khác sau:

– Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) – chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.

– Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:

+ Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.

+ Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.

b. Chọn cách kể là một trong ba nhân vật của đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa. Lưu ý: Chọn nhân vật nào làm nhân vật “tôi” đứng ra kể thì mọi sự việc, con người phải phù hợp với cái nhìn của nhân vật đó.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web