A. TÌM HIỂU CHUNG
I. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC
1: Văn bản khoa học
Các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại.
a. Các văn bản chuyên sâu
b. Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học
c. Các văn bản phổ biến khoa học (khoa học đại chúng)
2: Ngôn ngữ khoa học
– Khái niệm: Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học.
II. ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA
– Ngôn ngữ trong văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản: tính khái quát, tính trừu tượng, tính lí trí, tính logic, tính khách quan, phi cá thể. Điều đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, cú pháp, cách trình bày, lập luận, …
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học.
a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:
– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.
+ Những đặc điểm cơ bản
– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
– Những chuyển biến và một số thành tựu.
b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.
c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học
– Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.
– Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)
Câu 2:
– Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, các đoạn được sắp xếp theo trật tự mạch lạc, làm nổi bật lập luận trong từng đoạn, cả bài.
Câu 3: Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương,…
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !