Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Đi-phô

- Bài văn có thể chia làm 4 đoạn.

Câu 1.

– Bài văn có thể chia làm 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Mở đầu.

+ Đoạn 2. (Đoạn 2, 3 trong văn bản): trang phục của Rô – bin – xơn.

+ Đoạn 3: (Từ “Quanh người tôi… đến “bên khẩu súng của tôi”): Trang bị của Rô – bin – xơn.

+ Đoạn 4: (Phần còn lại): Diện mạo của Rô – bin – xơn.                                                                        

   Sau khi xem xét, nếu phải tách đoạn cuốĩ cùng của đoạn văn thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ đã ngắt như bài trên.

Câu 2.

– Qua bố cục của bài văn, người đọc thấy rõ không kể phần mở đầu, trước tiên tác giả nói đến trang phục (mũ, quần áo, giày dép) từ trên xuống dưới, tiếp đó là trang bị nghĩa là các vật mang theo rồi sau hết mới đến diện mạo của mình.

– Phần diễn tả diện mạo cũng chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi (độ mười đòng). Nói thoáng qua về nước da, trên bộ mặt, Rô-bin-xou chỉ đặc tả bộ ria mép… Điều này là do chủ ý Rô-bin-xơn muôn giới thiệu với người đọc một bộ dạng ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh là chủ yếu. Ngoài ra còn do phương thức tự sự ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình do đó, chỉ có thể miêu tả những gì mình trông thấy được.

Câu 3. Như đã biết, Rô-bin-xơn sống một mình trên đảo hoang hơn một năm rồi. Mọi thứ trang phục của chàng lúc này đều làm bằng da dê. Hẳn là trên đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ đó mà nhân vật này duy tri được cuộc sống của mình trong nhiều năm bằng cách săn bắn và có cả da dê để làm trang phục nữa. Ngoài ra, Rô-bin-xơn còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và đặc biệt hơn nữa, chàng còn bẫy được dê rừng về nuôi cho chúng sinh sản.

     Ta chú ý trang bị của Rô-bin-xơn. Hai cái quai hai bên thắt lưng chỗ để treo kiếm và dao găm lại được ông dùng’để treo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ. Như vậy, trên đảo hoang, hẳn là Rô-bin-xơn không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu đã giúp ông chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu chỏ ở để phòng thú dữ và sau này còn rào chỗ nuôi dê.

Câu 4:

     Mở đầu đoạn trích, nhân vật “tôi” đã tưởng tượng: “Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc ; và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quần như vậy…”. Có thể nhận thấy ngay rằng, không cần phải trở về nước Anh, ngay lúc đó nhân vật “tôi” cũng đang “phá lên cười sằng sặc” bởi cái bộ dạng kì quái của mình. Từ cái mũ “to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”, chiếc áo có vạt “dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi” cho đến cái quần “loe đến đầu gôi”, lại thêm một đôi chẳng biết nên gọi là bít tất hay là giày, tất cả đều bằng da dê. Điều đó trước hết cho thấy một sự thực: Rô-bin-xơn đã không còn lấy một mảnh vải mà may áo quần (làm gì có thứ vải nào còn lại được qua mấy chục năm trời?). Nhưng đằng sau đó là một sự thật đáng khâm phục: để có thể tồn tại được, Rô-bin-xơn đã làm tất cả những gì có thể (trong truyện kể anh ta còn thuần hoá và nuôi được cả dê, trồng được lúa mạch để làm bánh…). Những thứ trang phục kì quái ấy (mũ, quần áo, giày, đai lưng để đeo các vật dụng sinh hoạt, ô che nắng mưa…) đều được chế tạo phù hợp nhằm thay thế một cách tốt nhất cho quần áo thông thường. Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật “tôi” lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình.

Phần cuối đoạn trích là mấy dòng dành để tả diện mạo. Không nhiều và cũng không thật cụ thể như khi tả trang phục nhưng mỗi chi tiết đều rất đặc sắc, khắc họa rất rõ chân dung của nhân vật lúc bấy giờ.

Dù chỉ là một đoạn trích nhưng Rô – bin- xơn ngoài đảo hoang đã giúp ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên mọi khó khăn gian khổ của con người.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web