Soạn bài Sóng – Xuân Quỳnh

* Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ:

Câu 1:

* Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ:

 -Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước… Âm hưởng của những con sóng lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu, lúc lặng chìm đáy nước biển khơi, … 

=> Âm điệu bài thơ cũng là nhịp sóng lòng của em, là dòng tâm tình của người phụ nữ đang yêu được khơi nguồn khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn vô hồi.

* Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố:

– Thể thơ năm chữ

– Những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp

– Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”)

– Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển:

Dữ dội / và dịu êm (2/3)

Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)

Sông / không hiểu nổi mình (1/4)

Sóng / tìm ra tận bể (1/4)

– Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

Câu 2:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liền kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng.

– “Sóng” mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

– Nghĩa biểu tượng của “sóng”

+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.

+ Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận. 

• Sóng được diễn tả trong những trạng thái trái ngược: Dữ dội / dịu êm – Ồn ào / lặng lẽ. 

• Sóng hiện lên thật mạnh mẽ qua biện pháp ẩn dụ – nhân hóa: “sông không hiểu”, “sóng tìm ra”

• Quy luật của sóng: “Sóngngày xưa, ngày sau: vẫn thế” -> Sóng vẫn mãi dạt dào, sôi nổi.

• Nỗi nhớ mãnh liệt của sóng: một nỗi nhớ mãnh liệt: bao trùm lên cả không gian,thao thức trong mọi khoảnh khắc thời gian “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được” 

=> Sóng như có linh hồn, tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang sống trong một tình yêu nồng nàn

+ Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Sóng là niềm thấp thỏm, lo âu về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc. Những nỗi niềm ấy xuất phát từ một khát vọng mãnh liệt về sự vĩnh cửu của tình yêu. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng. 

Câu 3: 

* Hai hình tượng là “sóng và em”: song hành, tuy hai mà một, khi hoà nhập, khi tách rời diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.

Chúng có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. Kết cấu song hành đó làm tăng hiệu quả của sự nhận thức và khám phá của chủ thể trữ tình về một tình yêu thủy chung, bất diệt. Sóng đã thể hiện được những trạng thái, quy luật riêng của tình yêu cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ rất truyền thống mà rất hiện đại.

– Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của “sóng” khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuối hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích của “em”

– Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu trong mọi chuyện khó nắm bắt của tình yêu. Sóng luôn luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp đi lặp lại không yên của “em”. Và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy

– Sóng trường tồn cùng thời gian (ngày xưa – ngày sau) ; không bao giờ ngưng nghỉ, cũng như tình yêu con người, đã từ ngàn xưa và còn mãi với con người, nhất là người trẻ tuổi.

– Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói , để ví von với tình yêu. Và đó là khát vọng muôn đời của bất cứ ai trong cuối đời khi yêu nồng cháy trước hết là “em”: muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực 

=> – Hình tượng sóng đã như cho ta thấy được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu, tình yêu thật đằm thắm, thật dịu dàng, thật hồn hậu dễ thương, thật chung thủy.

+ Hình tượng sóng còn đặc sắc hơn khi đã thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

* Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch trong dòng suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát sóng biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng như sóng biển, đa dạng và biến hóa, mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành con sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng “biển lớn tình yêu”.

* Sự tương đồng trong tâm hồn người phụ nữ với các con sóng:

Nỗi nhớ là một trạng thái rất đặc biệt của tình yêu. Có nhiều cung bậc, nhiều biểu hiện phức tạp của nỗi nhớ → phải dùng nhiều ngôn từ, nhiều đối tượng, nhiều cách thức để diễn tả.

Sóng nhớ bờ – ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi vô thức (mơ)=> sự tương đồng trog nỗi nhớ: sâu đậm, chiếm cả tầng sâu, bề rộng); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày – đêm, mơ – thức), choáng ngợp cả lòng người.

– Sự khẳng định:

+ Phương bắc, phương Nam – phương hướng địa lý bị xóa nhòa trong cảm nhận của trái tim người phụ nữ đang yêu. Lí do : sự chế ngự của một phương duy nhất trong tâm trí là phương anh → anh là sự duy nhất.

+ Sự đồng điệu của sóng : con sóng nào chẳng tới bờ, dù muôn vời cách trở → khao khát gắn bó thủy chung, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cách trở.

Câu 4:

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Đó là một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Người phụ nữ trong tình yêu, tình yêu thật đằm thắm, thật dịu dàng, thật hồn hậu dễ thương, thật chung thủy. Người phụ nữ đã táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Luyện tập:

Một số bài thơ viết về tình yêu có sự so sánh với sóng và biển:

Biển (Xuân Diệu):

“Bờ đẹp đẽ cát vàng 

             Thoai thoải hàng thông đứng 

  Như lặng lẽ mơ màng 

     Suốt ngàn năm bên sóng

 Anh xin làm sóng biếc 

Hôn mãi cát vàng em 

Hôn thật khẽ, thật êm 

Hôn êm đềm mãi mãi…”

Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa):

“…Biển ồn ào, em lại dịu êm 

               Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ 

              Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía 

Biển một bên và em một bên”

 Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web