Soạn bài Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng lớp 8 Kết nối tri thức

Lời giải:

1. Đề tài và ngôi kể

Lời giải:

– Đề tài: Viết về cuộc sống chật vật, nghèo khổ của những người họa sĩ nghèo và tình thương yêu giữa họ.

– Ngôi kể: Ngôi thứ ba.

2. Cốt truyện của tác phẩm

Lời giải:

– Giôn-xi ốm nặng và nghĩ mình sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống.

– Xiu hết lòng chăm sóc Giôn-xi.

– Mặc mưa tuyết, chiếc lá vẫn không rụng, hình ảnh chiếc lá khơi dậy khát vọng sống của Giôn-xi. 

– Bác sĩ đến thăm, nói với Xiu là nếu Giôn-xi được chăm sóc chu đáo, cô ấy sẽ thắng. Kế đó, ông xuống lầu thăm một bệnh nhân khác là họa sĩ Bơ-men bị sưng phổi.

– Giôn-xi khỏi bệnh, Xiu báo với Giôn-xi là cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Để truyền niềm hi vọng sống cho Giôn-xi, cụ đã hi sinh tính mạng của mình khi dầm mưa tuyết vẽ chiếc lá thường xuân, thay thế cho chiếc lá thật cuối cùng đã rụng xuống.

3. Các chi tiết cho thấy tấm lòng và hành động cao cả của nhân vật cụ Bơ-men (Behrman)

Lời giải:

– Cụ Bơ-men và Xiu “ngoái ra ngoài cửa sổ, sợ sệt nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau, không nói mất một lúc”. Đó là cái nhìn đầy lo âu, sợ hãi.

– Hành động: Cụ đã leo lên mái nhà trong đêm gió lạnh, mưa bão, tuyết rơi để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.

→ Đó là hành động cao cả, xuất phát từ lòng yêu thương vô bờ, từ sự hi sinh lớn lao mà cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.

– Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá là hiện thân của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì Con người.

4. Nghệ thuật kể chuyện

Lời giải:

– Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trái chiều nhau gây hứng thú, bất ngờ và tạo ấn tượng sâu sắc về sức mạnh của nghệ thuật, sức mạnh của tình yêu thương

+ Lần 1: Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khỏe lại.

+ Lần 2: Cụ Bơ-men khỏe mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

– Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng (Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, gắn cuộc sống của cô với chiếc lá cuối cùng; cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết, do đó chết vì bệnh sưng phổi).

5. Thông điệp rút ra từ tác phẩm

Lời giải:

– Sức mạnh của tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Chính tình yêu thương đã thắp sáng tâm hồn, trái tim lương thiện của chị Xiu để chị giúp đỡ, lo lắng, chăm sóc cho Giôn-xi như người ruột thịt; đã khiến cụ Bơ-men sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu sống Giôn-xi.

– Sức mạnh của nghệ thuật chân chính, đó là nghệ thuật vì con người, phụng sự con người.

– Khát vọng sống, tinh thần lạc quan, yêu đời là yếu tố quyết định một phần quan trọng sự sống của con người. Khát vọng sống chính là sức mạnh tinh thần cứu Giôn-xi thoát khỏi tay thần chết.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web