Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (ngắn gọn) – Nguyễn Đình Chiểu – phần 1:Tác giả

- 1846, ra Huế học – mẹ mất – bỏ thi về chịu tang – bị mù.

Câu 1:

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Ông sinh năm (1822-1888), xuất thân trong gia đìng nhà Nho.

– 1843, đỗ tú tài

– 1846, ra Huế học – mẹ mất – bỏ thi về chịu tang – bị mù.

– Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ

– Pháp đánh vào Gia Định, ông về Ba Tri và hết lòng với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng.

 Cuộc đời của nhà thơ tuy phải chịu nhiều đau thương, bệnh tật, công danh giang dở nhưng là một tấm gương sáng cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân cùng thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Câu 2:

a.Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa

– Nhân: lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.

– Nghĩa: mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người

– Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

– Những nhân vật lí tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

b. Nội dung của lòng yêu nước, thương dân

– Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ Quốc.

– Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh.

– Ca ngợi những sĩ phu yêu nước

– Giữ niềm tin vào ngày mai

– Bất khuất trước kẻ thù

Khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

c. Nghệ thuật thơ văn mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ.

Những câu văn mang đậm nét của lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể. Đặc biệt là hình ảnh mỗi nhân vật trong các tác phẩm của ông đều mang đậm chất của người Nam Bộ.

Câu 3:

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều có những điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa: tất cả vì nhân dân.

Nguyễn Trãi lấy cái nền tảng của sự nhân nghĩa là ở dân “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” nhưng đến Nguyền Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân.

Với Nguyễn Đình Chiểu, “nhân” chính là lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn còn “nghĩa” là những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.

Luyện tập:

  Nhận định trên của Xuân Diệu đã khái quát rất rõ về tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân. Tấm lòng yêu nước thương dân trong ông chính là một điều khiến ông luôn lo nghĩ trong lòng. Khi viết về nhân dân, ông luôn dùng cả một tấm lòng nhiệt thành, trân trọng và nâng nui nhất. Bởi ở họ luôn có sự đơn sơ, mộc mạc, bình dị. Tác giả tìm thấy được vẻ đẹp đó, khẳng định và ngợi ca những nét đẹp của họ.

Nguyễn Đình Chiểu không chỉ yêu thương, trân trọng những người dân lao động hiền lành, chất phát mà ông còn luôn ca ngợi tinh thân yêu nước sâu sắc và nồng cháy trong họ. Để từ đó ông luôn ca ngợi, luôn dành sự ưu ái, kính mến trong lòng và trong các tác phẩm của ông.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web