Soạn bài Việt Bắc (Phần 2) – Tố Hữu

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và trữ tình trong đoạn trích:

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và trữ tình trong đoạn trích:

– Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ông viết bài thơ nhân một sự kiện quân ta đã đánh tan chiến dịch Điện Biện Phủ của Pháp. Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, thấy được tình cảm quyến luyến, yêu quý của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.

– Tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:

  + Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.

  + Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc của ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm, sự hô ứng.

2. Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

– Cảnh Việt Bắc mang vẻ đẹp đa dạng, đầy ấn tượng khiến người về xuôi nhớ “như nhớ người yêu”.

– Thiên nhiên có vẻ khắc nghiệt “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” nhưng đó là vẻ riêng của núi rừng Tây Bắc. Có những khoảnh khắc gợi cảm: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”; những hình ảnh khó quên: Khói bếp nhà sàn hòa cùng sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương khói, những âm thanh gợi lên cảnh thanh bình, yên ả: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, …

– Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tuyệt đẹp: hoa lá đủ màu sắc tươi thắm.

– Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

   Nhớ sao lớp học i tờ

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

– Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên. Đó là hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy” trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh “dao gài thắt lưng”; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo “chuốt từng sợ giang”; gợi cảm nhất là hình ảnh “cô gái hái măng một mình” giữa rừng hoa vàng.

– Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn “miếng cơm chấm muối” nhưng “đắng cay ngọt bùi” cùng chia sẻ, gánh vác.

Tóm lại: Việt Bắc chính là cội nguồn của nghĩa tình, cội nguồn của chiến thắng.

3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa thật sinh động mang âm hưởng của những khúc tráng ca:

– Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc:

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

– Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan:

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

– Không khí chuẩn bị cho các chiến dịch thật khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dân. Chiến thắng vang dội “khắp trăm miền” khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.

– Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn “u ám quân thù”.

4. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).

Được thể hiện qua các mặt sau đây:

– Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.

– Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng…

– Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta…

– Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta – mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

– Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

II. LUYỆN TẬP

* Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình ở bài thơ Việt Bắc:

Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:

– Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói – ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.

– Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

   + Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

   + Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

   + Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

* Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:

– Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.

– Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.

Giaibatap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web