Đề 1: Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết văn bản kể lại câu chuyện đó theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba .
Dàn ý:
Mở bài:
– Tôi là một cây lau đã có tuổi trong làng, đám lau non rất thích nghe tôi kể chuyện về cuộc đời của mình, và hôm nay tôi kể cho chúng nó nghe về lần được chứng kiến một người con gái – Vũ Nương, tự tự bên bờ sống Hoàng Giang này.
Thân bài:
– Cô gái chạy đến bờ sông và cất tiếng khóc (tiếng khóc to, nhỏ dần rồi biến mất)
– Sau một hồi lâu nàng bắt đầu nói những lời cầu nguyền sau khi chết (“tôi” đã suy nghĩ thế nào khi nghe những lời cầu của cô gái?)
– Sau khi nói xong, nàng nhảy xuống sông:
+ Dòng sông Hoàng Giang bắt đầu có những thay đổi chưa từng thấy: sắc nước biến đổi, những đợt sóng lớn xô bờ..
+ Một vị sứ giả của sông hiện lên, thể hiện lòng cảm thông đối với cô gái rồi đưa cô xuống sông theo
– Ngày ngày, hồn của Vũ Nương – bây giờ đã là công chúa thủy tề, hay dạo bên sông, cô kể với đám lau chúng tôi về câu chuyện của mình (đám lau cảm thông nhưng bất lực)
– Vài ngày sau, khi mọi người ra sông giặt quần áo, chúng tôi được biết về cuộc sống của đứa bé Đản và Trương Sinh sau khi Vũ Nương mất: Trương Sinh đã hiểu nỗi oan của vợ. Chúng tôi kể lại mọi chuyện cho nàng nghe vào đêm hôm đó khi nàng đi dạo trên sông.
Kết bài:
– Trương Sinh ra bờ sông, lập đàn cầu được gặp Vũ Nương, hai người nói chuyện với nhau
– Kể từ ngày hôm đó, Vũ Nương không bao giờ hiện lên nữa.
Đề 2: Hãy hóa thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự nhưng có kết thúc khác).
Mở bài:
– Chúng tôi là những que diêm nhỏ, hàng ngày đi theo một cô gái bất kể thời tiết.
– Chúng tôi ở bên cô rất lâu vì thường chẳng có ai mua diêm cho cô gái cả, và cũng vì thế mà tôi được chứng kiến nhiều chuyện về cuộc đời cô cũng như đêm giáng sinh năm ấy.
Thân bài:
– Số phận, cuộc đời của cô bé bán diêm
– Đêm giáng sinh năm ấy: đường phố, cảnh vật và mọi người xung quanh >< cô bé
– Cô nhìn thấy một ngôi nhà đang cùng đón giáng sinh và cô nhớ tới những ngày xưa cũ của mình – đã có những tháng ngày cô được như vậy
– Cô bắt đầu thấy lạnh và lấy bao diêm cuối cùng ra và bật chúng
+ Que diêm thứ nhất
+ Que diêm thứ hai
+ Que diêm thứ ba
+ Những que diêm khác lần lượt thắp lên, cô đang níu kéo hình ảnh của bà mình
=> Mỗi que diêm được thắp sáng như đưa cô đến với thế giới khác, thế giới cô hằng ao ước. Cuối cùng, hình ảnh bà cô hiện lên trùi mến, bà đã đưa cô đến với thế giới bên kia : nơi có bà, có tình yêu thương
– Tôi bị xót lại, nằm gọn trong bàn tay giá lạnh của cô, tôi ước mình được thắp lên ngọn lửa để cô ấy ấm hơn.
Kết bài: Người trên phố vẫn đi lại, mọi thứ vẫn nhộn nhịp trong không khí giáng sinh, nhưng cô gái ấy vẫn ở một mình trong góc phố nhỏ một mình chống chọi với cái lạnh. Cô bé đã đi xa mãi mãi…
Đề 3: “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
Mở bài:
– Tôi là một chú gà chọi, tên của tôi là Oanh Liệt – cái tên được cậu chủ đặt bởi những chiến thắng oanh liệt của tôi trong tất cả sới chọi trong làng. Tôi rất thích và tự hào về cái tên ấy.
– Đã lâu rồi tôi không được để ý đến kể từ ngày bọn trẻ trong làng có trò chơi mới
Thân bài:
– Ngày đầu tiên được cậu chủ nhận nuôi : miêu tả niềm vui của cậu chủ
– Cuộc sống hàng ngày được cậu chủ chăm sóc : bộ lông, móng và cựa luôn được chăm sóc kĩ càng…
– Những trận đấu và những chiến thắng đầu tiên để có được cái tên Oanh Liệt
– Sự thay đổi trong cuộc sống của “tôi” khi cậu chủ có trò chơi mới
+ Cậu chủ được mẹ mua cho một chiếc máy điện tử vì đã được học sinh giỏi
+ Ngày ngày cậu cùng đám bạn cùng chơi cái máy ấy
+ Tôi không còn được chăm sóc, không được quan tâm (đối lập với trước đây)
– Tâm sự của tôi trong những ngày này : buồn chán, ước mong quay lại ngày trước
– Một ngày, cậu chủ không chơi điện tử nữa, cậu ấy nhìn thấy tôi nằm ủ rũ. Cậu chủ thấy có lỗi với tôi và từ đó cậu không chơi điện tử nữa.
– Tôi và cậu lại cùng nhau ‘‘chinh chiến’’ trong những sới chọi gà.
Kết bài: Bây giờ cậu chủ cũng lớn hơn và tôi không còn đủ sức để đi chọi nữa nhưng tôi luôn tự hào về những chiến công mình có được, tự hào về cái tên của mình cũng như tình bạn giữa tôi và cậu chủ.
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !