Câu 1
Câu 1 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống?
Phương pháp giải:
Chú ý vào tiêu đề và phần mở đầu của tác phẩm để xác định vấn đề
Lời giải chi tiết:
Bài viết bàn luận về việc lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống. Đó là sự lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh.
Câu 2
Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Chú ý vào những luận điểm chính của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Các luận điểm được tác giả triển khai đó là:
– LD1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”
– LD2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế
– LD3: Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm
– LD4: Phản bác ý kiến trái chiều
– LD5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe
→ Các luận điểm trên có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc làm sáng tỏ vấn đề mà bài viết bài luận.
Câu 3
Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.
Phương pháp giải:
Chú ý vào lý lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng trong bài
Lời giải chi tiết:
– LD1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”
+ Lý lẽ: Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra được những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời… lắng nghe có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.
+ Bằng chứng: biết lắng nghe là khả năng chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của người khác hoặc biết hòa điệu với thế giới xung quanh.
– LD2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế
+ Lí lẽ: Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hàng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thì thầm” thôi mà ẩn chứa bao nỗi niềm, bao cung bậc tình cảm.
+ Bằng chứng: tâm sự của một em bé đang nằm trên giường bệnh về ước mơ được tiếp tục đến trường; tiếng thở dài của những người nông dân; nỗi mong mỏi được về quê sum họp dâng lên trong ánh mắt của những người lao động nghèo…
+ Lí lẽ: Biết lắng nghe, ta biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ
+ Bằng chứng: vui mừng khi nghe tin em bé mười tám tháng tuổi được cứu sống trên biển Thổ Nhĩ Kì; đau buồn khi nghe những lời nói trong tiếng nấc nghẹn ngào của thân nhân những hành khách…
– LD3: Bàn luận về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên trải nghiệm
+ Lý lẽ: sẽ là đơn giản hơn nếu nghĩ rằng trong cuộc sống này, chỉ con người mới cất lên tiếng nói.
+ Bằng chứng: thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói riêng của nó; tiếng lá rơi; tiếng giọt sương lăn trên tàu tiêu… tiếng thở dài bất lực của rừng câu, tiếng lá xạc xào run rẩy, tiếng kêu khe khẽ đầy sợ hãi của loài thú hoang…
– LD4: Phản bác ý kiến trái chiều
+ Lý lẽ: bạn cũng có quyền chọn cách sống bỏ qua những tiếng thì thầm ấy để tránh phiền toái, không phải lo nghĩ về những việc không liên quan.
+ Bằng chứng: chẳng còn những ánh mắt chia sẻ, những bàn tay đan kết, những cử chỉi dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.
– LD5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe
+ Lý lẽ: lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp.
+ Bằng chứng: giúp chúng ta biết cảm nhận chân thực và trân quý hơn những giá trị sống quanh mình; lắng nghe từng tiếng tích tắc đồng hồ trên vách, ta sẽ hiểu thời gian đang thì thầm nhắc mình về tuổi trẻ đang qua, về những khát vọng còn dang dở…
Câu 4
Câu 4 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Theo em, bài viết trên có thể bổ sung một vài bằng chứng cụ thể hơn, nghĩa là lấy ví dụ về sự lắng nghe của người nổi tiếng hay những người có sức ảnh hưởng nhất định. Như vậy, bài viết sẽ được cụ thể hóa hơn, dẫn chứng sẽ phong phú hơn đồng thời đem đến những hiểu biết nhất cho người đọc.
Thực hành viết
Câu hỏi (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học
Lời giải chi tiết:
Người ta thường nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, đó là một truyền thống đạo lý được ông cha ta dạy từ xưa đến nay. Trong xã hội ngày này, “học nói” chính là học cách phát ngôn trong giao tiếp xã hội. Vậy ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì?
Trước tiên ta phải hiểu giao tiếp xã hội là gì. Đó là tất cả những khái niệm liên quan đến phạm trù truyền tải thông tin giữa người với người trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện trực tiếp, nhắn tin, đăng bài trên mạng xã hội, viết thư điện tử… Và phát ngôn chính là nội dung của giao tiếp, là cái mà chúng ta muốn truyền tải đến người đọc và người nghe nhằm tác động lên suy nghĩ của họ. Điều này nó gắn với quyền tự do ngôn luận của mỗi người. Phát ngôn có trách nghiệm chính là những phát ngôn chính xác, đảm bảo tính hợp pháp về mặt nội dung cũng như mục đích của người truyền tải. Ví dụ, bạn muốn mọi người theo dõi fanpage của mình, bạn đăng một bài viết về fanpage của mình và kêu gọi mọi người theo dõi và thích, thì đó chính là một phát ngôn có trách nhiệm bởi nó đảm bảo về tính hợp pháp, mục đích của người viết là nhằm kêu gọi mọi người ủng hộ cho fanpage của mình. Hay đơn giản là các trang báo đưa tin về một vụ việc xảy ra, nếu là thông tin thì cần đảm bảo 2 tiêu chí: rõ ràng và đúng sự thật thì đó sẽ là một phát ngôn có trách nhiệm. Hay trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp có trách nhiệm thể hiện qua cách truyền tải thông tin và nội dung của thông tin đến người nghe. Nó phải là một thông tin chính xác và được truyền tải một cách rõ ràng, giúp người nghe có thể nắm bắt được cái mình nói thì nó sẽ tạo lên thành công của phát ngôn.
Phát ngôn có trách nhiệm là như vậy, vậy ý nghĩa của nó là gì? Một là, nó sẽ giúp người phát ngôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ người khác. Phát ngôn có trách nhiệm sẽ đảm bảo tính chân thật, chính xác của thông tin, bồi dưỡng sự tin tưởng cho người nghe. Hai là nó góp phần tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Một môi trường làm việc có những phát ngôn có trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường làm việc nghiêm túc, con người có điều kiện phát triển, nâng cao trình độ của bạn thân tại đó. Cuối cùng, đây là cơ sở để hình thành một xã hội lành mạnh, con người văn minh.
Mặc dù vậy, trong xã hội ta vẫn thường bắt gặp những người phát ngôn thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội, hay ngoài thực tế. Họ đăng tin, đăng bài viết, lợi dụng mạng xã hội để câu like, view bằng những lời bịa đặt, những bài viết nói xấu, cãi nhau… ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Hay ngay ngoài xã hội, chúng ta chẳng khó để bắt gặp những người nói chuyện kèm theo những lời văng tục, chửi bậy… khiến người nghe khó chịu và đánh giá họ kém văn minh giao tiếp. Những người như vậy nên bị phê phán và chúng ta không nên học tập họ.
Trong xã hội, phát ngôn hay giao tiếp đều đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ thể hiện nhân cách con người mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Bởi vậy, là một học sinh, em cũng cần phải đưa ra được những phát ngôn có trách nhiệm, đúng sự thật, rõ ràng và minh bạch. Đồng thời cũng cần nên án những hành vi phát ngôn thiếu trách nhiệm, khuyến khích mọi người nên chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, văn minh cho thế hệ mai sau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !