Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo – chi tiết

Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.

Nội dung chính

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đã bao giờ bạn tự hỏi: ” Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân, chia sẻ với các bạn cùng lớp những suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta ai cũng từng băn khoăn “Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”; và bản thân em cũng vậy. Ước mơ lớn nhất của em là được trở thành một nhà giáo. Bởi lẽ, cô giáo đối với em là một nghề vô cùng cao quý, là người mang tri thức tới cho biết bao thế hệ trẻ. Khi em chập chững bước vào lớp 1 còn rụt rè, bỡ ngỡ, sợ sệt thì cô giáo chủ nhiệm lại gần, ân cần, nhẹ nhàng dắt tay em vào lớp. Trong suốt buổi học đầu, cô luôn làm cho không khí lớp học sôi nổi, tổ chức nhiều trò chơi để các bạn vừa làm quen với nhau vừa giảm cảm giác căng thẳng, sợ sệt. Trong suốt 5 năm cấp 1, cô luôn theo sát, ân cần chỉ bảo em, trở thành người bạn của chúng em, luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư của chúng em. Từ sau buổi đầu ấy cho tới tận bây giờ, cô vẫn luôn là thần tượng và hình tượng mà em muốn trở thành. Bản thân em tự ý thức rằng, để trở thành một nhà giáo như cô không phải điều đơn giản. Vì vậy, bản thân em luôn cố gắng chăm chỉ học tập, hoàn thiện bản thân để đạt được ước mơ. Để đạt được ước mơ đó, bản thân em mỗi ngày đều nỗ lực không ngừng nghỉ, dù đôi lúc khó khăn, nản lòng nhưng khi còn có ước mơ thì em sẽ cố gắng chạm đến ước mơ tới cùng, phấn đấu trở thành một nhà giáo giống cô giáo chủ nhiệm cấp 1 của em.

– Tôi đã từng tự hỏi: “Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”

– Khi bắt đầu lên cấp 3, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về ước mơ của mình, tôi nghĩ về bản thân của sau này, bản thân sẽ làm gì, sẽ trở thành một người như thế nào? Tôi bắt đầu tìm kiếm những môn học mà mình yêu thích, rèn luyện những kĩ năng mà bản thân nổi bật. Song song với nó tôi tìm hiểu những điều cơ bản về công việc bản thân thấy phù hợp.

Chắc hẳn ai cũng đã tự đặt cho mình các câu hỏi như: ” Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Em cũng đã từng như vậy. Ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Một lí do khác mà em ước trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 113, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn hội thoại thuộc Hồi V: Một cung cấm – Lớp I: Vũ Như Tô – Đan Thiềm, xác định quan điểm của 2 nhân vật về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.

Lời giải chi tiết:

Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ cảm thấy ngạc nhiên và ấm ức với hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. Vũ Như Tô cảm thấy bất ngờ vì tại sao việc mình xây Đài Cửu Trùng lại là sai. Khi Đan Thiềm bảo ông trốn đi, Vũ Như Tô vẫn khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì nên tội để phải chạy trốn.

Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân là: họ cảm thấy ngạc nhiên, khó hiểu và ấm ức với hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.

Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm ngạc nhiên và cảm thấy oan ức về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, vẫn hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu – kẻ cầm đầu phe phản loạn.

Trong khi đọc 2

Câu 2 ( trang 113, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không

Phương pháp giải:

Đọc nội dung văn bản, tìm và khai thác chi tiết để trả lời vì sao Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không.

Lời giải chi tiết:

Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không vì: Trong tình thế lúc này, Vũ Như Tô vẫn tin bản thân mình không làm gì sai, bản thân luôn quang minh chính đại, làm việc gì cũng nghĩ tới lợi ích chung, không lý gì lại phải chạy trốn. Còn Đan Thiềm, nàng biết rõ tình thế hiện tại ra sao, vì lo cho Vũ Như Tô nên khuyên ông hãy chạy đi, nàng khuyên ông hãy chạy đi để bảo toàn tính mạng.

→ Đan Thiềm có thể sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

Vì Đan Thiềm thấy được sự phẫn nộ và sự oán giận của nhân dân, hiểu được tình thế hiện tại, còn Vũ Như Tô lại nghĩ rằng mình vô tội, bản thân làm điều quang minh chính đại và làm vì lợi ích chung.

Vì nàng hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, nàng khuyên Vũ Như Tô chạy chốn để bảo toàn tính mạng. Nàng có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 114, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, đặc biệt là lời của Nguyễn Vũ, đưa ra dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Từ lời của Nguyễn Vũ, có thể đưa ra những dự đoán với các nhân vật trong đoạn trích:

– Hoàng Thượng là người nóng tính, trước việc bất bình đã tát Duy Sản ở giữa chợ. Vì vậy mới dẫn tới sự tình loạn lạc.

– Duy Sản là một kẻ tiểu nhân, sĩ diện cao cho nên khi bị Hoàng Thượng tát giữa chợ đã thẹn quá hóa giận, sinh thù với Nguyễn Vũ và Hoàng thượng.

– Từ lời của Nguyễn Vũ, em dự đoán các nhân vật trong đoạn trích:

+ Hoàng Thượng là người nóng nẩy, trước việc bất bình đã tát Duy Sản giữa chợ, dẫn đến sự tình loạn lạc.

+ Duy Sản là kẻ tiểu nhân, sĩ diện nên khi bị Hoàng Thượng tát đã thẹn quá hóa giận và sinh thù.

Từ lời của Nguyễn Vũ, có thể thấy Duy Sản là người tiểu nhân sẽ quay lại trả thù, làm hại hoàng thượng, làm hại Nguyễn Vũ vì đã khiến mình bị mất mặt

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 117, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.

Phương pháp giải:

 Khai thác thông tin trong văn bản, chú ý tới giọng điệu lời thoại của Đan Thiềm, đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này cho thấy nàng đang sợ hãi, lo lắng cho Vũ Như Tô sẽ bị giết. Nàng sẵn sàng hạ mình để xin Vũ Như Tô được sống, vì ông Đan Thiềm sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình.

Trong đoạn này giọng của Đan Thiềm mạnh mẽ, dứt khoát khi bị vu oan, nhưng cũng cầu khẩn, vội vã và sợ hãi khi xin tha chết cho Vũ Như Tô.

Giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này thể hiện sự gấp gáp, lo sợ người tài giỏi như Vũ Như Tô sẽ bị giết nên đã hạ mình van xin để Vũ Như Tô được sống, vừa lo vừa thể hiện sự dũng cảm.

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 118, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, tìm ra những chi tiết thể hiện biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài, sau đó so sánh.

Lời giải chi tiết:

Biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài:

– Vũ Như Tô: đau đớn, tiếc nuối, xót xa vì nhìn thấy Cửu Trùng Đài đang cháy rụi trước mắt.

– Quân sĩ: hả hê, vui mừng trước biểu cảm của Vũ Như Tô và hình ảnh cháy rụi của Cửu Trùng Đài.

→ Biểu cảm của Vũ Như Tô >< biểu cảm của quân sĩ. Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết, nhân dân trước sau không hiểu gì về sự sáng tạo của người nghệ sĩ cũng như việc làm của quần chúng và bè phái nổi loạn, nếu ông trốn đi thì mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết.

– Vũ Như Tô: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

– Quân sĩ thì vui vẻ, hò reo “Cửu Trùng Đài đã cháy”.

Vũ Như Tô: Đau đớn, xót xa khi Cửu Trùng Đài bị đốt.

Quân sĩ lại vui vẻ và ăn mừng hả hê.

→ Thể hiện sự mâu thuẫn:

– Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết, nhân dân trước sau không hiểu gì về việc sáng tạo của nghệ sĩ, họ càng không hiểu việc làm của quần chúng và phe cánh nổi loạn, nếu ông trốn đi thì mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết.

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản, tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX

Lời giải chi tiết:

Diễn biến sự kiện và hành độngcủa các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX: mâu thuẫn giữa dân chính, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.

Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.

Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Phương pháp giải:

Thông qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch để xác định những xung đột cơ bản của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch đã bộc lộ một số xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Nhân dân, những người thợ xây đài >< tầng lớp vua chúa phong kiến, Vũ Như Tô >< những người thợ phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài.

→ Đó là sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy, cao siêu với đời sống hiện thực của con người.

Những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là:

– Mâu thuẫn: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài

+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản

→ Đây chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.

Các xung đột cơ bản:

– Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.

– Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài

→Mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy, cao siêu và đời sống hiện thực của con người.

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hình dung thế nào về công trình ” Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

 Dựa vào nội dung văn bản, đưa ra những hình dung về công trình “Cửu Trùng Đài” đang xây dựng dở dang. Nhận định việc xây dựng công trình có phải nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V không.

Lời giải chi tiết:

Công trình ” Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang trong tưởng tượng của em: là một công trình kiến trúc mang tầm vóc to lớn, vĩ đại nhưng lại chỉ “để cho vua chơi”. Có thể thấy, công trình này tiêu tốn vô cùng nhiều của cải, công sức tới mức triều đình phải tăng sưu thuế, săn đòi thợ giỏi, cưỡng bức nhân công… gây nên bao cảnh bi thương, oán thán trong dân chúng.

    Tầm vóc của “Cửu Trùng Đài” phải được hình dung bằng tầm vóc ý tưởng, khát vọng ngạo nghễ của người tạo ra nó; đây là công trình độc nhất vô nhị vượt qua mọi kỳ quan mà người đời truyền tụng. Vẻ đẹp của nó không thèm tranh tinh xảo với người mà “tranh tinh xảo với hóa công”.

→ Việc xây dựng công trình chính là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V vì nó khiến nhân dân lao động cực nhọc, vất vả nên đứng dậy nổi loạn; đồng thời khiến Vũ Như Tô, Đàn Thiếm, Hoàng thượng bị giết chết.

– Cửu Trùng Đài là một tòa đài hùng vĩ, tráng lệ, mang tầm vóc to lớn, vĩ đại.

– Việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V vì: nó khiến nhân dân lao động cực nhọc, vất vả nên đứng dậy nổi loạn; đồng thời khiến Vũ Như Tô, Đàn Thiếm, Hoàng thượng bị giết chết.

Mọi mâu thuẫn trong vở kịch đều xoay quanh công trình kiến trúc vĩ đại này.

     Đó là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây đại khối, cho dù là những con số nghe qua cũng đủ kinh hoàng:  200 vạn cây gỗ chất đống cao như núi, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ đều từ Chân Lạp tải ra. Đặc biệt công trình này lúc nào cũng cần tới 15 vạn thợ – con số kinh hoàng ngang tầm với một cuộc chiến tranh.

    Tầm vóc của nó phải hình dung bằng tầm vóc ý tưởng, khát vọng ngạo nghễ của người tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị vượt qua được tất cả các kì quan của Ấn Độ, Trung Quốc, Chiêm Thành… mà người đời thường truyền tụng. Một kì quan bền vững, bất diệt. Đặc biệt, tác giả của nó không thèm tranh tinh xảo với người mà “tranh tinh xảo với hóa công”.

Đó là hiện thân của cái ĐẸP, không phải cái ĐẸP thông thường mà là cái ĐẸP siêu đẳng. Nó còn là hiện thân cho cái đẹp của sự xa hoa, lãng phí.

     Ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được cắt nghĩa từ nhiều mối quan hệ.

Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho mộng lớn.

– Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.

– Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi.

– Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu, nước mắt.

Cuối vở kịch, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm tột cùng đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và vĩnh biệt nhau (- Đan Thiềm: Đài lớn tan tành, ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt.

-Vũ Như Tô: Đan Thiềm! Xin cùng bà vĩnh biệt!) thì cái tên Cửu Trùng Đài còn có ý nghĩa là biểu tượng cho “giấc mộng lớn”, cho sự bền vững, trường tồn. Nhưng cái đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra chỉ ngắn ngủi, mong manh như một giấc chiêm bao.

→Việc xây dựng công trình ấy là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V vì nó khiến cho Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống.

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.

Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản, đưa ra những nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch có sự đối lập với nhau. Giọng điệu, lời nói của Đan Thiềm bộc lộ rõ sự khẩn trương, vội vã, lo lắng cho tính mạng của Vũ Như Tô. Ngược lại, Vũ Như Tô lại bình thản, bình tĩnh, ngạc nhiên không hiểu việc làm của mình có gì sai để phải chạy trốn, ông vẫn nghĩ những việc ông làm ra là quang minh chính đại.

– Ngôn ngữ độc thoại:

+ Ngôn ngữ độc thoại của hai người chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

+ Nó diễn tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi của Đan Thiềm khi thấy dân gian đói kém, nổi loạn và khi Vũ Như Tô không chịu chạy trốn.

+ Ngược lại nó lại diễn tả tâm trạng ngạc nhiên, đau đớn của Vũ Như Tô khi thấy dân gian bạo loạn, tìm hắn để giết và hơn hết là Cửu Trùng Đài bị phá hủy.

+ …

– Ngôn ngữ đối thoại:

+ Có sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ Vũ Như Tô với Đan Thiềm và ngược lại.

+ Mỗi phát ngôn đối thoại đều được kích thích bởi hoàn cảnh và phản xạ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

+ Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, rõ ràng.

+ …

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.

Phương pháp giải:

Phân tích các đoạn hội thoại giữa hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. Từ đó chỉ ra những đặc điểm nhân vật chính bi kịch ở Vũ Như Tô

Lời giải chi tiết:

Trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân Đan Thiềm và Vũ Như Tô, cả hai có những điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách.

– Tương đồng: Cả hai đều bất ngờ, ngạc nhiên và băn khoăn lý do vì sao việc xây Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô lại là việc làm sai khiến dân chúng căm hận, nảy sinh mâu thuẫn, sinh ra nổi loạn, đứng lên đuổi đánh Vũ Như Tô.

– Khác biệt:

+ Trước tình thế nguy cấp ấy, Đan Thiềm thì vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Ngược lại Đan Thiềm, Vũ Như Tô lại bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

→ Qua cách bộc lộ tính cách trên, có thể thấy Đan Thiềm mang những nét đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch. Nàng là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Nhưng lại mắc sai lầm trong việc đánh giá, Đan Thiềm đã sai khi khuyên Vũ Như Tô mượn tay vua Lê Tương Dực để thực thi hoài bão của mình: xây một tòa lâu đài vĩ đại và trường tồn. Chính những sai lầm đó đã khiến cho Đan Thiềm, Vũ Như Tô phải nhận kết cục bi thảm, đánh đổi cả mạng sống của mình; còn Cửu Trùng Đài thì bị thiêu rụi trong sự tung hô của đám phản nghịch.

* Điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân là:

– Điểm tương đồng: Cả hai đều bất ngờ, ngạc nhiên và băn khoăn lý do vì sao việc xây Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô lại là việc làm sai khiến dân chúng căm hận, nảy sinh mâu thuẫn, sinh ra nổi loạn, đứng lên đuổi đánh Vũ Như Tô.

– Điểm khác biệt:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

* Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính là:

– Có khát vọng vươn lên, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

– Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

–  Sai lầm của Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính sự sống của bản thân.

– Điểm tương đồng: Hai nhân vật đều bất ngờ, ngạc nhiên và băn khoăn lý do vì sao việc xây dựng Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô lại là việc làm sai khiến dân chúng căm hận, nảy sinh mâu thuẫn, sinh ra nổi loạn, đứng lên đuổi đánh Vũ Như Tô.

– Điểm khác biệt:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

– Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch là: 

– Có khát vọng vươn lên, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

– Quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

– Sai lầm của Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính sự sống của mình

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Phương pháp giải:

Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, chỉ ra những mất mát của nhân vật chính thể loại bi kịch phải gánh chịu.

Lời giải chi tiết:

Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, nhân vật đã phải gánh chịu nhiều mất mát. Kết thúc hồi, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vũ Như Tô tới tận lúc chết vẫn không nhận ra bi kịch, mâu thuẫn mà mình đã mắc phải, vẫn khẳng định mình vô tội.

Từ đoạn kết chúng ta thấy những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu là:

– Kiệt tác, niềm khao khát và sự tự hào của Vũ Như Tô khi xây dựng Cửu Trùng Đài bị phá vỡ.

– Người bạn luôn ủng hộ, nhận định về tài năng, hiểu được về cái đẹp là Đan Thiềm cũng bị giết.

– Đau thương hơn cả là tính mạng của chính bản thân Vũ Như Tô cũng không giữ nổi.

– …

Ở hồi cuối, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V ( Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?

Phương pháp giải:

Đưa ra những nhận định của bản thân về bi kịch của Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề, chỉ ra chi tiết thể hiện điều đó trong Hồi V.

Lời giải chi tiết:

Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề.

Trong Hồi V, có thể thấy, lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô vẫn không được tác giả làm rõ thỏa đáng.

→ Từ đó, thể hiện chân lý không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc.

Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề. Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V ( Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như qua lời tựa đề và các tình huống. Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Tác giả không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng. Qua đó có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc….

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng gì? Tư tưởng và thông điệp đó còn có ý nghĩa gì đối với đời sống đương đại không?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản. rút ra thông điệp và tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Sau đó nêu ý nghĩa của chúng đối với đời sống đương đại.

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của nhân dân.

Tư tưởng và thông điệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống đương đại. Tác giả muốn khuyên người đọc cần quan sát thật kỹ để có những sáng tác nghệ thuật phù hợp về mọi mặt. Đừng nên quá u mê, mê muội mà quên mất giá trị thực tế của cuộc sống. Không thể vì theo đuổi những nghệ thuật vĩ đại, cao siêu mà quên đi dẫm đạp lên lợi ích của người khác.

Thông qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa người nghệ sĩ với nhân dân: đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng phải chịu số phận bi thương.

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web