Tác dụng của biện pháp so sánh?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về tác dụng của biện pháp so sánh với đầy đủ khái niệm, ví dụ, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về tác dụng của biện pháp so sánh để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Tác dụng biện pháp so sánh

1. So sánh là gì?

Biện pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa 2 hay nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng,..với nhau.

2. Tác dụng

Nhờ vào sử dụng biện pháp so sánh, câu văn sẽ tăng tính tượng hình hơn, sinh động hơn. Người đọc từ đó cũng có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm của sự vật được mô tả.

3. Phân loại

a) Theo mức độ, có 2 kiểu so sánh:

– So sánh ngang bằng

So sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng,…có sự tương đồng với nhau. Từ đó hình ảnh hóa đặc điểm của sự vật, sự việc, hiện tượng,..để giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, liên tưởng. Khi muốn so sánh ngang bằng, các em sử dụng các từ/cụm từ: “như”, “giống như”, “là”,…

– So sánh không ngang bằng

So sánh, đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng,…trong mối quan hệ hơn kém. Mục đích để làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng,…cần miêu tả. Khi muốn so sánh không ngang bằng, các em sử dụng các từ/cụm từ: “hơn”, “hơn là”, “kém”, “kém hơn”, “ít hơn”, “nhiều hơn”…

b) Theo đối tượng, có 3 kiểu so sánh:

– So sánh các đối tượng cùng loại

– So sánh khác loại

– So sánh các cụ thể với các trừu tượng và ngược lại

4. Ví dụ minh họa

– Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ lặn xuống khuất sau những dãy núi.

– Trong phần thi thể dục ngày hôm nay, bạn Nam chạy nhanh hơn bạn Quang.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp so sánh? Dấu hiệu nhận biết?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web