Tác dụng của liên kết
1. Khái niệm
Là phương pháp dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng chỉ cùng một đối tượng người, vật, hiện tượng
2. Tác dụng
Để thay thế cho nhau trong những câu khác nhau. Từ đó, tạo ra sự liên kết câu.
3. Các loại
Phép liên kết nội dung
- Các đoạn văn phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
- Các đoạn văn và các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).
Các phép liên kết hình thức
Về mặt hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
- Lặp lại câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước (phép lặp từ ngữ)
- Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ đã có ở câu trước
- Sử dụng ở các câu đứng sau những từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước (phép nối).
Phép lặp
- Khái niệm: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo sự liên kết giữa các câu, các đoạn có chứa yếu tố đó.
- Các cách lặp: Có 3 cách lặp (Lặp từ vựng, lặp cấu trúc, lặp ngữ âm)
Phép thế
- Khái niệm: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng chỉ cùng một đối tượng người, vật, việc, hiện tượng…để thay thế cho nhau ở các câu khác nhau. Qua đó, tạo sự liên kết giữa các câu văn chứa chúng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.