Tác giả Cao Duy Sơn – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Cao Duy Sơn - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Cao Duy Sơn.

Tác giả Cao Duy Sơn – Cuộc đời và sự nghiệp

Chích bông ơi! - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn

– Tên thật là Nguyễn Cao Sơn

Ngày sinh: Sinh ngày 28 tháng 4 năm 1956

Quê quán: Thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Cuộc đời:

+ Ông từng là Tổng biên tập tạp chí Văn hoá các dân tộc. Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.

+ Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Là người mang hai dòng máu Kinh – Tày, được nuôi dưỡng trong một không gian văn hóa Tày thấm đẫm. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn chương của ông.

+ Văn xuôi Cao Duy Sơn gặt hái được nhiều thành công ở đề tài miền núi. Với ông, sáng tác là cơ hội để người con Co Xàu bày tỏ tình yêu với quê mẹ; viết văn là trả một “món nợ” với quê và là cuộc viễn du về cội nguồn. Vì thế, những gì ông viết vẫn luôn về Quây Sơn, Trùng Khánh, Cao Bằng…

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Cao Duy Sơn

a. Tác phẩm

– Với quan niệm “viết văn nhất định phải có sự ám ảnh. Không có sự ám ảnh sẽ không thể nào tạo ra được một tác phẩm, vì mọi cái đều trở nên hời hợt”, Cao Duy Sơn đã nỗ lực không ngừng trong hành trình sáng tạo và thành công ở thể loại văn xuôi.

– Các tác phẩm chính:

+ Tiểu thuyết “Người lang thang”, NXB Hội nhà văn, 1992

+ Tiểu thuyết “Cực lạc”, NXB Hà Nội, 1994

+ Tập truyện ngắn “Những chuyện ở lũng Cô Sầu”, NXB Quân đội nhân dân, 1996

+ Tiểu thuyết “Hoa mận đỏ”, NXB Quân đội, 1999

+ Tập truyện ngắn “Những đám mây hình người”, NXB Văn hóa dân tộc, 2002

+ Tiểu thuyết “Đàn trời”, NXB Hội nhà văn, 2006

+ Tập truyện ngắn “Ngôi nhà xưa bên suối”, NXB Văn hóa dân tộc, 2007

b. Giải thưởng

– Giải A của Hội đồng văn học dân tộc miền núi Hội nhà văn Việt nam; Giải nhì Hội hữu nghị Việt Nhật năm 1993 cho tiểu thuyết “Người lang thang”

– Tặng thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1999) cho tập truyện ngắn “Những chuyện ở lũng Cô Sầu”

– Giải B của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam (1999) cho tập truyện ngắn “Những đám mây hình người”

– Giải A của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007) cho tiểu thuyết “Đàn trời”

Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2008) cho tập truyện ngắn “Ngôi nhà xưa bên suối”

Giải thưởng văn học ASEAN (2009) cho tập truyện ngắn “Ngôi nhà xưa bên suối”.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chích bông ơi!

Chích bông ơi! - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Truyện ngắn

b. Xuất xứ: Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d. Tóm tắt tác phẩm Chích bông ơi!

Trong lúc Khìn tìm thấy con chim chích và đòi pa Dế Vần bắt cho chơi. Thì Dế Vần nhớ đến năm xưa mình cũng như con mình. Hậu quả cuối cùng là chú chim ấy bị chết còn tiếng kêu của mẹ chích bông thì da diết, xót xa. Nghe sau câu chuyện đó, Khìn liền đòi pa Dế Vần giải thoát cho chú chim chích bông để nó được tự do.

e. Bố cục tác phẩm Chích bông ơi!

Chia văn bản thành 2 đoạn

– Đoạn 1: Từ đầu đến “như lụa dập dềnh trong gió”: Câu chuyện về chim chích bông.

– Đoạn 2: Còn lại: Hình ảnh những con chim chích.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Chích bông ơi!

– Chích bông ơi! là câu chuyện nhắc nhở con người về lòng nhân hậu. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động để không phải ân hận sau này.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chích bông ơi!

– Nghệ thuật “truyện lồng trong truyện” độc đáo, sinh động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web