Tác giả Đoàn Giỏi – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Đoàn Giỏi
– Tên khai sinh: Đoàn Văn Giỏi. Các bút danh khác : Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
– Ngày sinh:17 tháng 5 năm 1925 – 2 tháng 4 năm 1989
– Quê quán: xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
– Gia đình: Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa tòa ngang dãy dọc, nơi mà bây giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Tất cả nhà và đất gia đình ông đã tự nguyện hiến cho kháng chiến ngay từ đầu.
– Cuộc đời:
Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh.
Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam
Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Đoàn Giỏi
– Tác phẩm:
Truyện dài
- Đường về gia hương (1948)
- Cá bống mú (1956)
- Đất rừng phương Nam (1957)
- Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
Truyện ngắn
- Hoa hướng dương (1960)
Truyện ký
- Ngọn tầm vông (1956)
- Trần Văn Ơn (1955)
- Từ đất Tiền Giang
- Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày
- Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh
- Sông nước Cà Mau
Ký
- Khí hùng đất nước (1948)
- Những dòng chữ máu Nam Kỳ 1976 (1975)
- Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ
- Cây đước Cà Mau
- Tết Nguyên Đán ở Nam Bộ
Kịch thơ
- Người Nam thà chết không hàng (1947)
- Chiến sĩ Tháp Mười (1949)
Thơ
- Bến nước mười hai
- Truyện thằng Cồi
- Giữ vững niềm tin (1954)
Biên khảo
- Những chuyện lạ về cá (1981)
- Tê giác giữa ngàn xanh (1982)
– Thành tựu nghệ thuật:
Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỉ mỉ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Đất rừng phương Nam
a. Thể loại: Truyện
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện được sáng tác năm 1957, đoạn trích được trích từ chương 9 trong tác phẩm.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
e. Tóm tắt tác phẩm Đất rừng phương Nam
Đoạn trích kể lại quá trình An cùng tía và thằng Cò đi lấy mật ong. Tại đây An đã được trải qua rất nhiều những trải nghiệm và để lại cho cậu bé những ấn tượng sâu sắc.
g. Bố cục tác phẩm Đất rừng phương Nam
– Từ đầu … bụi cây: chuẩn bị đi lấy ăn ong
– Tiếp theo … im im đi tới: con đường đến chỗ lấy mật
– Trên đường lấy mật … trở về: quá trình lấy mật ong
– Còn lại: trên đường trở về nhà
h. Giá trị nội dung tác phẩm Đất rừng phương Nam
– Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh
– Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đất rừng phương Nam
– Nghệ thuật miêu tả đặc sặc
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
3.2. Đi lấy mật
a. Thể loại: tiểu thuyết
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957)
– Tác phẩm viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Sau đó, cậu may mắn được ba mẹ Cò nhận nuôi và có cuộc sống hạnh phúc. Bối cảnh của tác phẩm là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 50 của thế kỉ XX, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Người kể chuyện: Nhân vật An
e. Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật
Truyện kể về hành trình của cậu bé An cùng gia đình ba mẹ nuôi đi vào rừng U Minh lấy mật ong.
g. Bố cục tác phẩm Đi lấy mật
– Phần 1: từ đầu … “đã bảo cho tôi nghe vừa rồi”: hành trình bắt đầu vào rừng của cậu bé an và cùng gia đình cha nuôi
– Phần 2: tiếp … “bèn im im đi tới”: cảnh đẹp của rừng núi và sự thích thú của An
– Phần 3: Còn lại: Hình dung lại câu chuyện của má nuôi An về công viêc “ăn ong”.
h. Giá trị nội dung tác phẩm Đi lấy mật
– Tác phẩm kể về hành trình đi “ ăn ong’ trong rừng U Minh của cậu bé An cùng cha nuôi và thằng cò. Cuộc hành trình này gợi ra nhiều điều mơi mẻ và sự tò mò thích tìm hiểu của cậu bé an
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đi lấy mật
– Cách kể chuyện hấp dẫn , lôi cuốn
– Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
– Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng
– Ngôi kể thứ nhất thể hiện rõ nét về sự tò mò của nhân vật An trong lần đầu đi lấy mật ong
– Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi đậm chất miền Tây Nam Bộ
– Kết hợp tự sử, miêu tả và biểu cảm
3.3. Người đàn ông cô độc giữa rừng
a. Thể loại: Tiểu thuyết
b. Xuất xứ: Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Tóm tắt tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng
An và tía nuôi của mình cùng đến thăm chú Võ Tòng ở một căn lều giữa rừng U Minh. Tại đây cậu bé đã được nghe kể về cuộc đời đầy bất hạnh nhưng vô cùng mạnh mẽ của chú Võ Tòng. Chú bàn về việc dùng con dao và chiếc nỏ để giết giặc, sau đó chú trao lại chiếc nỏ cho cha của An. Hai cha con chia tay chú và hẹn ngày sẽ gặp lại.
e. Bố cục tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng
Chia văn bản làm 3 đoạn
– Đoạn 1: từ đầu … “mới tìm ra lửa vậy.”: Hoàn cảnh gặp gỡ chú Võ Tòng và hai cha con An
– Đoạn 2: tiếp … “nói một cách chắc chắn như vậy.”: Câu chuyện về cuộc đời của chú Võ Tòng.
– Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay giữa hai cha con An và chú Võ Tòng.
g. Giá trị nội dung tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng
– Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng.
– Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng
– Ngôi kể: kết hợp ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba → Ngôi kể thứ nhất giúp thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, qua đó ta hiểu rõ nhân vật hơn. Tuy nhiên ở đây, khi kể lại lai lịch, xuất thân của chú Võ Tòng, tác giả đã kết hợp ngôi thứ ba để kể chuyện. Ngôi thứ ba giúp chúng ta hình dung được lai lịch của chú Võ Tòng, làm câu chuyện logic hơn.
– Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ
– Từ ngữ Nam Bộ.
– Cách miêu tả phong cảnh, tính cách, nếp sinh hoạt của người Nam Bộ.
– Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.