Tác giả Hồ Biểu Chánh – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hồ Biểu Chánh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Tác giả Hồ Biểu Chánh – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Hồ Biểu Chánh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hồ Biểu Chánh

– Tên thật là Hồ Văn Trung

Ngày sinh: 1885 – 1958

Quê quán: Ông sinh ra tại làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang)

Cuộc đời:

+ Xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

+ Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

+ Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hồ Biểu Chánh

– Ông để lại di sản văn học không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu – phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch. Các tác phẩm tiêu biểu như Cha con nghĩa nặng, Cay đắng mùi đời, Một đóa hoa rừng, Tình anh em, Công chúa kén chồng,

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Cha con nghĩa nặng

Tóm tắt Cha con nghĩa nặng hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Phần 1 (từ đầu … buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức

– Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con

– Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con

b. Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi… Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Tự sự, biểu cảm

d. Thể loại tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Tác phẩm Cha con nghĩa nặng thuộc thể loại: Tiểu thuyết

e. Ngôi kể

– Ngôi thứ 3

g. Giá trị nội dung tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo. Khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí muôn đời của nhân dân ta.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Tạo tình huống căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại.

– Nghệ thuật kể truyện tự nhiên, hấp dẫn

– Ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web