Tác giả Nguyễn Đức Mậu – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Đức Mậu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đức Mậu.

Tác giả Nguyễn Đức Mậu – Cuộc đời và sự nghiệp

Hành trình của bầy ong- Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Đức Mậu

Ngày sinh: sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948

Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Cuộc đời: Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Lào. Sau chiến tranh ông làm biên tập viên, rồi đi học trường viết văn Nguyễn Du, khóa I, sau đó làm trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng Thơ – Hội nhà văn Việt Nam.

– Bút danh khác: Nguyễn Đức Mậu, Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Đức Mậu

a. Các giải thưởng:

  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001
  • Giải thưởng văn học Asean năm 2001
  • 03 giải hội nhà văn (1994, 1996, 1999)
  • 03 giải bộ Quốc phòng (1989, 1994, 2004)
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật của UB toàn quốc liên hiệp VHNT Việt Nam năm 2004
  • Giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Vì mầm non XHCN” của Ủy ban thiếu niên nhi đồng TW năm 1980
  • Bằng khen của hội đồng giải thưởng văn học sông Mê Kông năm 2012
  • Bằng khen của Tổng cục chính trị trong cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân năm 2009
  • Giải C cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ Quân đội năm 1981
  • Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1972-1973

b. Tác phẩm chính:

*Thơ và Trường ca:

– Thơ người ra trận (in chung cùng Vương Trọng, 1971)
– Cây xanh đất lửa (1973)
– Áo trận (1973)
– Mưa trong rừng cháy (1976)
– Trường ca sư đoàn (Trường ca, 1977 – 1980)
– Trường ca Côn Đảo (Trường ca, 1978 – 1991)
– Người đi tìm chân trời (Chuyện thơ, 1982)
– Khi bé Hoa ra đời (In chung cùng Hữu Thỉnh, 1984)
– Hoa đỏ nguồn sông (1987)
– Từ hạ vào thu (1992)
– Bão và sau bão (1994)
– Cánh rừng nhiều đom đóm bay (1998)
– Bầy chim màu lá vàng (2004)
– Thơ lục bát (2007)
– Mở bàn tay gặp núi (trường ca, 2008)
– Từ trong lòng cuộc chiến (tuyển tập, 2010) 99 bài thơ

*Truyện ngắn, phê bình & tiểu thuyết:

– Con đường rừng không quên (Truyện ngắn, 1984)
– Ở phía rừng Lào (Truyện vừa, 1984)
– Tướng và lính (Tiểu thuyết, 1990)
– Chí Phèo mất tích (Tiểu thuyết, 1993)
– Con đường nhiều tơ nhện giăng (Tập truyện ngắn, 2001)
– Niềm say mê ban đầu (Tiểu luận phê bình, 2010)

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

3.1. Hành trình của bầy ong

Hành trình của bầy ong- Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ lục bát

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản bài thơ do tác giả cung cấp.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Hành trình của bầy ong

Với nhiều hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,… cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt, bài thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

e. Bố cục tác phẩm Hành trình của bầy ong

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Khổ 1: Sự kiên nhẫn của bầy ong trong cuộc hành trình vô tận của mình.

– Phần 2: Khổ 2+3: Những nẻo đường và những miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.

– Phần 3: Khổ 4: Ý nghĩa công việc của bầy ong. Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Hành trình của bầy ong

– Nhà thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hành trình của bầy ong

– Nhiều hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,… cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt.

3.2. Hoa bìm

Hoa bìm - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích từ tập Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, năm 2007.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Bố cục tác phẩm Hoa bìm (2 phần):

– Phần 1 (Từ đầu đến …kêu nhàu ngày mưa): Hình ảnh thiên nhiên.

– Phần 2 (Còn lại): Cảm xúc khi nghĩ về thơ ấu.

e. Tóm tắt tác phẩm Hoa bìm

Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Hoa bìm

Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hoa bìm

– Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị.

– Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web