Tác giả Nguyễn Thi – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Thi - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thi.

Tác giả Nguyễn Thi – Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thi

– Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca

– Bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn

Ngày sinh: sinh năm 1928, mất năm 1968

Quê quán: xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Cuộc đời:

+ Ông mồ côi cha từ năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, ông sống nhờ vào họ hàng nên vất vả, tủi cực từ nhỏ

+ Năm 1943, ông theo người anh vào Sài Gòn, vừa đi làm kiếm sống vừa tự học

+ Năm 1945, ông tham gia cách mạng rồi gia nhập lực lượng vũ trang. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên huấn, vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ

+ Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội

+ Năm 1962, ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam, công tác tại Cục chính trị quân giải phóng miền Nam, là một trong những thành viên sáng lập và phụ trách tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Thi

– Phong cách sáng tác:

+ Bắt nguồn từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông Nam Bộ

+ Nhân vật trong sáng tác của ông là những người nông dân vùng Đông Nam Bộ, những con người với bản chất hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập, tự do của Tổ quốc

+ Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, sâu sắc

+ Sáng tác của ông vừa giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữu phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ

– Sáng tác của Nguyễn Thi bao gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Sau khi ông hi sinh, tác phẩm của ông được sưu tập và in lại trong Truyện và kí (xuất bản năm 1978), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển, xuất bản năm 1996)

Giải thưởng: Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Những đứa con trong gia đình

Tác giả Nguyễn Thi - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Những đứa con trong gia đình là một trong số những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng

b. Bố cục tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– Phần 1 (từ đầu đến “đang bắt đầu xung phong”): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn sàng chiến đấu

– Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân

c. Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Nhân vật chính trong truyện đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do. Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội. Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.

d. Phương thức biểu đạt

– Tự sự

e. Thể loại tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– Tác phẩm Những đứa con trong gia đình thuộc thể loại: Truyện ngắn

g. Ngôi kể

– Ngôi thứ 3

h. Giá trị nội dung tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– Giá trị hiện thực

+ Cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và kẻ thù và hình ảnh của một miền Nam đau thương mà kiên cường.

+ Số phận đau thương, mất mát của nhân dân miền Nam: cả gia đình phải chịu chung nỗi đau dưới gót giày xâm lược của kè thù. Chúng gieo rắc cái chết lên những người dân thường vô tội.

– Giá trị nhân đạo

+ Tố cáo tội ác của kè thù xâm lược khi đã giày xéo, gây ra cái chết oan uổng cho con người trên mảnh đất này.

+ Cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mất mát của người dân Nam Bộ. Đồng thời đó cũng là nỗi đau khi phải chứng kiến số phận và sự buộc lòng phải trưởng thành, gánh vác trách nhiệm của non sông, đất nước của những đứa trẻ ngây ngô, lộc ngộc như Chiến, như Việt

+ Sự khâm phục, ca ngợi lòng dũng cảm, kiên cường và hi sinh lớn lao của nhân dân miền Nam, của những đứa trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

+ Thôi thúc, giục giã và khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ niềm căm thù giặc sâu sắc mà đứng lên chiến đấu chống lại kè thù, để nỗi đau, để cái chết không còn hiện hình trong những gia đình, trên những mảnh đất quê hương

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– Nghệ thuật trần thuật độc đáo với việc đặt điểm nhìn nghệ thuật vào nhân vật Việt, để cho nhân vật tự kể về cuộc đời mình và gia đình mình làm tăng tính chân thực của câu chuyện và biến câu chuyện trở thành dòng hồi ức của nhân vật.

– Câu chuyện mang đậm chất sử thi qua hình ảnh của những khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình, qua cuốn gia phả của chú Năm

– Ngôn ngữ kể chuyện gần gũi, sinh động đã tạo ra không gian sinh hoạt, văn hóa đậm chất Nam Bộ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web