Tác giả Nguyễn Văn Ngọc – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Văn Ngọc - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Văn Ngọc.

Tác giả Nguyễn Văn Ngọc – Cuộc đời và sự nghiệp

Đẽo cày giữa đường - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Văn Ngọc

Ngày sinh: 1 tháng 3 năm 1890 – 26 tháng 4 năm 1942

– Tự Ôn Như

Quê quán: quê ở làng Hoạch Trạch (làng Vạc), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Cuộc đời:

Thuở nhỏ ông đã học cả Hán học lẫn Tây học. Năm 17 tuổi ông tốt nghiệp trường Thông ngôn, sau đó ông dạy ở trường tiểu học Bờ sông, Hà Nội. Ông còn dạy ở trường Bưởi, trường Sỹ hoạn (hậu bổ), trường Sư phạm…

Sau đó, ông làm Thanh tra các trường sơ học và phụ trách Tu thư cục của Nha học chính. Ông còn làm Hội trưởng Hội ái hữu các nhà giáo, thành viên Khai Trí Tiến Đức, Cổ Kim Thư xã.

Năm 1934, Nguyễn Văn Ngọc được bổ nhiệm đốc học tỉnh Hà Đông, ông tham gia thành lập Hội Phật giáo Bắc Việt và góp sức xây dựng chùa Quán Sứ thành Hội quán trung ương. Hơn 30 năm làm giáo học, ông đã sưu tầm, biên soạn nhiều sách giáo khoa, sách nghiên cứu văn học có giá trị. Ông đặc biệt say mê nền văn hoá dân gian, đã giành cả cuộc đời để sưu tầm, khai thác và phổ biến nền văn học dân gian. Ông mở hiệu sách là Vĩnh Hưng Long thư quán tại 51 Hàng Đường, Hà Nội, chủ yếu là để bán sách của ông viết ra.

Ông còn là một trong những người có công trong việc bảo tồn sân khấu dân gian. Ông cùng người anh cả là nhà trí thức yêu nước Nguyễn Trọng Oánh và ông Đỗ Thập đã lập nên sân khấu Sán nhiên đài, là rạp hát chèo đầu tiên trên sân khấu hộp ở Hà Nội.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Văn Ngọc

– Sách ông viết, biên soạn, khảo cứu gồm có: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam, Thơ Nôm và hát nói, Đào nương ca,…

– Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, văn học, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Đẽo cày giữa đường

Tác giả Nguyễn Văn Ngọc - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại : Truyện ngụ ngôn

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Trích Truyện cổ nước Nam tập I

c. Phương thức biểu đạt: tự sự

d. Người kể chuyện: ngôi thứ ba

e. Tóm tắt tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện kể về một anh nông dân, lúc đầu anh ta thiếu chủ kiến không làm chiếc cày theo ý mình mà nhờ sự góp ý của mọi người xung quanh, người nào đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu , vừa mất thời gian,công sức mà lại bị thiên hạ chê cười.

g. Bố cục tác phẩm Đẽo cày giữa đường

– Phần 1: Từ đầu … gấp bảy thứ thường bày ra bán: anh thợ không kiên định

– Phần 2: Còn lại : kết quả không bán được

h. Giá trị nội dụng tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Phê phán ý chí không kiên định của anh thợ đẽo cày

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đẽo cày giữa đường

– Tình huống truyện lôi cuốn

– Mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web