Tác giả Phạm Tiến Duật – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Phạm Tiến Duật - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Phạm Tiến Duật.

Tác giả Phạm Tiến Duật – Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Phạm Tiến Duật

Ngày sinh: 1941- 2007

Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Cuộc đời:

+ Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.

+ Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Ông cũng là người dẫn chương trình của chương trình Vui – Khỏe – Có ích trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam những năm đầu lên sóng.

+ Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phạm Tiến Duật

a. Tác phẩm:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

– Những đóng góp chủ yếu của ông cho văn học là tác phẩm thơ.

– Phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ.

– Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.

– Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.

Những tập thơ chính:

+ Vầng trăng quầng lửa (thơ; 1970)

+ Ở hai đầu núi (thơ, 1981)

+ Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)

+ Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)

– Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”“ngọn lửa đèn” của 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”.

b. Phong cách sáng tác: thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tác giả Phạm Tiến Duật - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Gồm 4 đoạn:

– Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính

– Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

– Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe

– Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

b. Nội dung chính tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ của Phạm Tiến Duật khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phương thức biểu đạt tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

d. Thể thơ

Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính thuộc Thể thơ tự do

e. Giá trị nội dung tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo. Đó là những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ , với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo.

– Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

– Bài thơ còn sử dụng các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ giúp các hình ảnh thơ giàu tính liên tưởng, hấp dẫn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web