Tác giả Phạm Văn Đồng – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Phạm Văn Đồng
– Ngày sinh: 1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000
– Quê quán: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi
– Gia đình: sinh trong một gia đình trí thức
– Cuộc đời:
Từ nhỏ, ông được tiếp thu truyền thống văn hóa của quê hương và gia đình, trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc và nhân loại. Ông theo học trường Quốc học Huế và sớm phát huy năng khiếu học tiếng Pháp; nhờ đó mà ông có thể nắm bắt nền tảng văn học-triết học Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.
Năm 1925, ông tham gia phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên khi Phan Châu Trinh mất. Một năm sau (1926), ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7/1929, thực dân Pháp bắt ông và kết án đi đầy 10 năm tù ở Côn Đảo.
Năm 1936, sau khi ra tù, Phạm Văn Đồng hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa gần biên giới Việt – Trung.
Năm 1945, tại Quốc dân Đại hội Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phạm Văn Đồng
+ Ông từng là Thủ tướng Chính Phủ trên 30 năm.
+ Ông có nhiều công trình, bài nói và bài viết sâu sắc về văn hóa, văn nghệ, về chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Đức tính giản dị của Bác Hồ
a. Thể loại: Văn bản nghị luận
b. Xuất xứ: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
c. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
d. Tóm tắt tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người vô cùng giản dị và khiêm tốn. Đời sống và con người của Bác giản dị từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Trong đời sống sinh hoạt việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp. Bác sống đời sống giản dị, thanh bạch không phải sống khắc khổ theo lối nhà tu hành. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp.
e. Bố cục tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
– Chia làm 2 phần
+ Phần 1. Từ đầu đến…. “thanh bạch, tuyệt đẹp”: Cuộc sống giản dị và khiên tốn của Bác.
+ Phần 2. Còn lại: Chứng minh cuộc sống giản dị của Bác bằng dẫn chứng và lí lẽ.
g. Giá trị nội dung tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
– Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.
– Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
– Chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
– Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục
– Lập luận theo trình tự hợp lí.
– Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.
3.2. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
a. Bố cục tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
– Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc
– Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề
+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
+ Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
+ Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ
– Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc
b. Tóm tắt tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì nhiều người chỉ biết ông là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. Đời sống và hoạt động thơ văn của ông là một tấm gương anh dũng theo tư tưởng nhân nghĩa. Những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trung thành những đặc điểm bản chất của giai đoạn lịch sử, làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt. Tiêu biểu là những bài văn tế, bài Xúc cảnh, đặc biệt là truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của ông được phổ biến trong dân gian, nhất là ở Nam Bộ. Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, một nhà thơ lớn và một nhà chí sĩ yêu nước. Thơ văn yêu nước do ông sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
c. Phương thức biểu đạt của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc:
– Nghị luận
d. Thể loại tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc:
Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc thuộc thể loại: Phê bình văn học
e. Giá trị nội dung tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
– Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đống đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam
g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
– Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
– Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm
– Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.