Tác giả Tế Hanh – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Tế Hanh
– Tên khai sinh là Trần Tế Hanh
– Ngày sinh: sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921, mất ngày 16 tháng 7 năm 2009
– Quê quán: làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
– Gia đình: Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
– Cuộc đời:
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận “chỉ vẽ”, nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: “Những ngày nghỉ học”.
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông (“Quê hương”, “Lời con đường quê”, “Vu vơ”, “Ao ước”) được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ.
Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Tế Hanh
a. Phong cách sáng tác
Được mệnh danh là nhà thơ gắn bó với quê hương đất nước, những sáng tác của Tế Hanh luôn chân thật và gần gũi. Ông là một trong những nhà thơ thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng Tháng Tám với những bài thơ giàu xúc cảm về tình yêu quê hương đất nước.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những truyện ngắn, bài thơ được ra đời để ủng hộ đấu tranh thống nhất đất nước xuất hiện rất nhiều. Và Tế Hanh là một cái tên nổi bật trong phong trào ấy. Là nhà thơ miền nam tập kết ra bắc thế nhưng trong lòng ông luôn mang nỗi nhớ quê nhà. Nếu nói thơ viết về quê hương thì có lẽ những bài thơ của Tế Hanh đều được đánh giá cao nhất.
b. Những tác phẩm tiêu biểu
Tập thơ tìm lại, Hoa mùa thi, Nhân dân một lòng, Gửi miền Bắc, Lòng miền Nam, Tiếng sóng, Chuyện em bé cười ra đồng tiền, Thơ và cuộc sống mới, Bài thơ tháng bảy, Những tấm bản đồ, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới, Đi suốt bài ca, Câu chuyện quê hương, Thơ viết cho con,…
3. Vinh danh
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
4.1. Quê hương
a. Thể loại: Thơ 8 tiếng
b. Hoàn cảnh, xuất xứ
– Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Bài thơ được trích trong tập Nghẹn ngào (1939) và được in trong tập Hoa niên (1945).
c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Quê Hương
Bài thơ viết về quê hương của tác giả . Đó là một làng chài lưới, tác giả đã miêu tả cảnh lao động, và hình ảnh của con người nơi đây.
e. Bố cục tác phẩm Quê Hương
– Phần 1: 2 câu đầu Giới thiệu chung về làng quê.
– Phần 2 :6 câu tiếp Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
– Phần 3: 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền cá trở về bến.
– Phần 4: 4 câu cuối: nỗi nhớ quê hương của tác giả.
g. Giá trị nội dung tác phẩm Quê Hương
– Bài thơ kể về cuộc sống của người dân ở làng chài ven biển và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Quê Hương
– Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
– Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.
– Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.
– Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.
– Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
4.2. Nhớ con sông quê hương
a. Thể loại Thơ tự do
b. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm.
c. Xuất xứ
– Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1956.
d. Bố cục
4 phần:
– Phần 1: Từ “Quê hương…lấp loáng”: Vẻ đẹp của con sông quê
– Phần 2: Từ “Hỡi con sông…ôm tôi vào dạ”: Dòng sông lưu giữ kỉ niệm
– Phần 3: Từ “Vẫn trở về… ửng hồng”: Nỗi nhớ sông quê khi chia xa
– Phần 4: Từ “Tôi hôm nay…của tình thương”: Nỗi niềm gửi tới miền Nam
e. Tóm tắt
Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
g. Giá trị nội dung
– Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
h. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc
– Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
– Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.