Tác giả Xuân Trình – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Xuân Trình - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Xuân Trình.

Tác giả Xuân Trình – Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử tác giả Xuân Trình

– Nhà văn, nhà biên kịch Xuân Trình tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Trình.

– Ông sinh ngày 06 tháng 01 năm 1936, mất năm 1991

– Quê quán: làng Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

*Cuộc đời:

– Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.

Những năm kháng chiến chống Pháp, nhà biên kịch Xuân Trình tham gia lực lượng Thanh niên xung phong, Năm 1961, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, về công tác tại Tạp chí Văn nghệ, sau đó ông chuyển sang làm biên tập viên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, Xuân Trình về công tác ở Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Bắt đầu từ thời gian nay, hoạt động nghệ thuật chủ yếu là sáng tác kịch bản sân khấu. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là một trong số ít các nhà viết kịch lăn lộn thường xuyên ở tuyến lửa khu IV, mặt trận Trị Thiên… để sáng tác, phản ánh kịp thời những nóng bỏng của cuộc chiến. Sau năm 1975, ông vừa viết kịch vừa làm báo. Ông từng giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu. Tỉnh Nam Định lấy tên ông đặt cho một con đường của thành phố Nam Định năm 2014.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Xuân Trình

*Tác phẩm chính:

– Từ một làng ở Vĩnh Linh (văn xuôi, 1968);

– Thời tiết ngày mai (tiểu thuyết, 1983)

các kịch bản sân khấu:

– Chuyện Những người du kích (1962);

– Quê hương Việt Nam (1967);

– Lập xuân (1970);

– Xóm vắng (1972);

– Hận thù từ đâu tới (1973);

– Bạch đàn liễu (1973);

– Ngôi nhà trong thành phố (1973);

– Trăng lên đỉnh núi (1977);

– Đoàn tàu đi về phương Nam (1977);

– Thời tiết ngày mai (1978);

– Cố nhân (1979);

– Cuộc đời này là của chúng mình (1983);

– Mùa hè ở biển (1985);

– Đợi đến mùa xuân (1986);

– Ngày xưa nơi đây là chiến tranh (1988);

– Ngôi nhà màu hồng ngọc (1988);

– Chuyện ông Hựng ở lò thúc mầm (1989);

– Nghĩ về mình (1990);

– Nửa ngày về chiều (1990);

– Tai họa hay rủi ro (1991);

– Chuyện tình trong rừng cấm;

* Giải thưởng

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật lần I năm 2001,

– Giải thưởng Hồ Chí minh về Văn học & nghệ thuật đợt IV năm 2023

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Loạn đến nơi rồi

a. Thể loại

– Đoạn trích Loạn đến nơi rồi thuộc thể loại: hài kịch.

b. Xuất xứ

– Tác phẩm được trích trong Kịch Xuân Trình, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995.

c. Phương thức biểu đạt

– Phương thức biểu đạt: tự sự.

d. Bố cục đoạn trích

– Phần 1 (từ đầu đến…đậy lên chiếc guồng): Người dân tại làng chào đón Đoàn Xoa về thăm nhà và sự việc “khoán chui” bắt đầu hé lộ từ đây.

– Phần 2 (tiếp theo đến…tôi hoặc ông ấy): Sự việc “khoán chui” bị lộ.

– Phần 3 (tiếp theo đến…đem đi mà bán): cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và thủy thủ.

– Phần 4 (đoạn còn lại): cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và Quân.

e. Giá trị nội dung

– Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

– Qua đó, nói lên cuộc đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ và cuối cùng tư tưởng, cách làm tiến bộ đã giành chiến thắng, đưa xã hội phát triển đi lên.

f. Giá trị nghệ thuật

– Vở kịch đã tái hiện lại khung cảnh làng quê đầy quen thuộc, gần gũi cùng tình huống kịch hài hước, dóm dỉnh, đã tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web