Thành phần tình thái
1. Khái niệm
Thành phần tình thái (hay còn gọi là thành phần biệt lập tình thái) là thành phần câu dùng với mục đích chính nhằm để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.
2. Các nhóm thành phần tình thái
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ mức độ chắc chắn của câu cụ thể như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu nói.
3. Chức năng của tình thái từ
Tình thái từ có hai chức năng quan trọng:
– Tạo câu theo mục đích nói.
– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói.
+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ.
Ví dụ: Nó đi chơi về rồi hả chị?
Nam đi học về rồi phải không?
+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.
Ví dụ: Có thật công ty sẽ phá sản không chị?
+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.
Ví dụ: Em đi học luôn nhé.
Nào ta cùng nhau đi đến trường.
4. Phân loại tình thái từ
Dựa theo chức năng chia làm nhiều loại như:
– Tình thái từ nghi vấn (hoài nghi), thường có các từ ngữ như à, hả, chăng.
– Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ như: đi, nào, hãy.
– Tình thái từ cảm thán, có từ ngữ như: ôi, trời ơi, sao.
– Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm: cơ, mà.
5. Cách dùng tình thái từ
Tình thái từ rất thông dụng nhất là các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:
– Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.
Ví dụ: Cháu chào ông ạ.
Em chào thầy ạ.
– Biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.
Ví dụ: Hết giờ chơi game rồi đành phải về nhà vậy.
Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy.
– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.
Ví dụ: Anh đã giúp em rất nhiều rồi mà.
Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.
6. Dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái
Nếu trong câu có các yếu tố sau thì đó là thành phần biệt lập tình thái:
Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu. Các từ để nhận biết: chắc chắn, chắn hẳn, chắc vậy rồi
=> Chỉ độ tin cậy cao của người nói.
Các từ như: Có lẽ, có vẻ như, dường như, hình như, hẳn là…
=> Chỉ độ tin cậy thấp.
Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Có các từ như: Theo tôi, theo ý tôi, theo ý bạn, ý ông là, ý mình là…
Các yếu tố tình thái chỉ thái độ/ mối quan hệ của người nói và người nghe.
Có các từ như: à, á, nhé, nhỉ, ạ, hả, hử…
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Trắc nghiệm Các thành phần biệt lập (có đáp án 2024)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.