Thế nào là câu đặc biệt? Cách xác định câu đặc biệt?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về câu đặc biệt với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về câu đặc biệt để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Câu đặc biệt

1. Thế nào là câu đặc biệt?

Đây là kiểu câu không được cấu tạo theo cấu trúc cụm chủ ngữ – vị ngữ như những câu đơn thông thường. Nói cách khác, câu đặc biệt không tuân theo quy tắc ngữ pháp nào cả.

2. Tác dụng của câu đặc biệt

Trong văn viết hay giao tiếp hàng ngày, câu đặc biệt được sử dụng rất phổ biến với các mục đích như:

– Thể hiện cảm xúc của người nói!

Ví dụ: ‘Mừng quá! Bài thi lần này hơi khó “nhằn” nhưng tao vẫn được điểm 9”.

=> Câu “Mừng quá” được dùng để thể hiện cảm xúc vui mừng, phấn khởi của người nói khi thi đạt điểm cao mặc dù bài thi hơi khó.

– Xác định thời gian hoặc nơi chốn cụ thể của sự việc:

Ví dụ: “Một đêm đông. Cái lạnh “thấu xương thấu thịt” vẫn không ngăn nổi gánh hàng bánh đúc của bà trong từng ngõ ngách của thị trấn”.

=> Câu “Một đêm đông” dùng để xác định thời gian cụ thể.

– Thể hiện chức năng gọi – đáp:

Ví dụ: “Ba ơi! Ba làm giúp con con diều tre đi ạ! – Ừ!”.

=> Câu đặc biệt “Ba ơi!” và “Ừ!” được dùng với chức năng để gọi – đáp.

– Dùng với mục đích liệt kê hoặc thông báo về sự có mặt của một sự vật/ hiện tượng:

Ví dụ: “Một buổi sớm ồn ào trong làng chài nhỏ bên sông. Tiếng sóng. Tiếng người….”.

=> “Tiếng sóng. Tiếng người” được dùng để liệt kê những âm thanh xuất hiện trong buổi sáng sớm tại một làng chài nhỏ.

3. Cách xác định câu đặc biệt

– Đầu tiên xem cấu tạo câu: Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.

– Thứ 2 xem câu đó có một trong những tác dụng dưới đây không:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

+ Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp

4. Sơ đồ tư duy

sơ đồ tư duy - Ngữ văn 7 - Trần Thị Khuyên - Thư viện Bài giảng điện tử

5. Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

* Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

* Khác nhau:

Câu rút gọn Câu đặc biệt
Ví dụ Cậu có đi học không? Không đi (Không đi là câu rút gọn)

Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt)

Bản chất Là câu đơn có đủ thành phần chủ – vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ

Cách xác định

Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.

Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu

Đặc điểm

Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.

Không thể khôi phục lại được

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Câu đặc biệt có đáp án

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web