Từ láy
1. Khái niệm
Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và chúng thường có điệp vần ở âm cuối, âm đầu hay cả hai. Đồng thời, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa, 1 từ không hoặc cả hai đều không có nghĩa khi đứng một mình, chỉ khi ghép lại với nhau thành từ có nghĩa.
2. Tác dụng
– Gia tăng tính nhạc tính cho từ, làm cho từ bay bổng hơn, hài hoà hơn hay tạo nên những từ gọi là “từ tượng hình”, “từ tượng thanh”.
– Nhấn mạnh, miêu tả về một sự vật, sự việc, hiện tượng, cảm xúc, âm thanh, tình trạng…trong cuộc sống
– Nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng nào đó để người nghe hay người đọc dễ dàng cảm nhận hơn
3. Phân loại
3.1. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận được hiểu là những loại từ láy giống phần vần, phần âm hoặc thanh điệu có thể giống hoặc khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của người dùng. Đồng thời, dựa vào bộ phận được lặp lại để mọi người có thể nhấn mạnh một sự việc, hiện tượng, sự kiện nào đó. Cụ thể:
-
Láy âm: Đây là dạng từ láy bộ phận có phần phụ âm đầu giống nhau, phần vần khác nhau ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: Mênh mông, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…
-
Láy vần: Ngược lại với láy âm, ở đây sẽ có phần vần giống nhau và phần phụ âm đầu khác nhau ở tiếng láy và tiếng gốc. Ví dụ: Chênh vênh, đìu hiu, lao ao, liu diu…
3.2. Từ láy toàn bộ
Đây là dạng từ láy có phần âm, vần và dấu câu giống nhau như xa xa, xanh xanh, luôn luôn, ào ào…. Đối với dạng từ láy này thường sẽ mang ý nghĩa giúp nhấn mạnh về một điều gì đó, cũng như trong một số trường hợp dùng chúng để tạo ra sự tinh tế, hài hoà để có sự thay đổi về thanh điệu phụ âm cuối như mơn mởn, thoang thoảng, man mát, tim tím…
4. Phân biệt từ láy và từ ghép
– Về định nghĩa
Từ ghép chính là những từ được ghép nối các tiếng lại với nhau và giữa các tiếng ghép đó có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Quần áo, ông bà, cây cỏ,…
Trong khi từ láy sẽ được ghép từ 2 tiếng trở lên, trong đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa. Chẳng hạn như từ “long lanh” thì chỉ có từ “long” có nghĩa còn “lanh” thì không xác định được nghĩa riêng.
– Giữa 2 tiếng tạo thành từ
Trong tiếng Việt, nếu các tiếng tạo ra không có liên quan về phần vần, phần âm hay cả thanh điều thì đó là từ ghép. Trong khi đó, từ láy thường sẽ tạo nên từ những tiếng có phần âm, phần vần hay cả thanh điệu tương đồng nhau.
Ví dụ: Cây cỏ là từ ghép và chúng không có phần âm hay phần vần giống nhau. Còn từ đìu hiu là từ láy khi có phần phụ âm cuối giống nhau.
– Đảo vị trí các tiếng trong từ
Để có thể phân biệt được rõ giữa từ láy và từ ghép, chúng ta có thể đảo lộn các tiếng với nhau. Chẳng hạn, với từ ghép khi ta đổi trật từ của chúng thì từ đó vẫn có ý nghĩa cụ thể như ông bà – bà ông, còn từ láy thì không thể như âm thầm – thầm âm sẽ không có nghĩa gì.
– Một trong hai từ là từ Hán Việt
Trong tiếng Việt nếu một trong hai từ là từ Hán Việt thì đó không phải là từ láy dù chúng có phần âm, vần tương đồng nhau.
Ví dụ: “Tử tế” nhìn sẽ tưởng là từ láy khi láy âm đầu, nhưng nó là từ ghép vì có “tử” là từ Hán Việt.
Lưu ý: Với những từ vựng được Việt hoá như rada, tivi… là những đơn âm đa tiết nên không phải là từ ghép hay từ láy.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.