K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O | K2Cr2O7 ra CrCl3

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O | K2Cr2O7 ra CrCl3 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng K2Cr2O7 tác dụng HCl

K2Cr2O7(da cam) + 14HCl → 2CrCl3(vàng) + 2KCl + 3Cl2(vàng lục) + 7H2O

2. Cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

begin{array}{l}1xleft|Cr_2^{+6};+;6e;rightarrow2Cr^{+3};right.\3xleft|;;2Cl^{-1}rightarrow C{l^0}_2+;2eright.\\end{array}

Phương trình phản ứng: K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

3. Điều kiện phản ứng xảy ra K2Cr2O7 ra Cl2

Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của K2Cr2O7 (Kali dicromat)

– Trong phản ứng trên K2Cr2O7 là chất oxi hoá.

– K2Cr2O7 là một chất oxi hoá mạnh tác dụng được với các axit.

4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

Trong phản ứng trên HCl là chất khử.

5. Tính chất của kaliđicromat

5.1. Tính chất vật lí

Là tinh thể tam tà màu đỏ – da cam.

Nhiệt độ nóng chảy: 398oC; phân hủy ở 500oC.

Trong không khí K2Cr2O7 không chảy rữa.

Tan nhiều trong nước cho dung dịch màu da cam – màu đặc trưng của ion Cr2O72-.

Tan trong SO2 lỏng; không tan trong rượu và ete. Muối này có độ tan thay đổi theo nhiệt độ, K2Cr2O7 có vị đắng.

5.2. Tính chất hóa học

  • Phân hủy ở 500oC

4K2Cr2O7 overset{500oC}{rightarrow} 4K2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2

  • Tác dụng với dung dịch kiềm

K2Cr2O7(da cam) + 2KOH(vàng) → 2K2CrO4 + H2O

  • K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh (nhất là trong môi trường axit – tính oxi hóa như axit cromic).

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Ở trạng thái rắn, K2Cr2O7 có thể oxi hóa được S, P, C khi đun nóng:

K2Cr2O7 + 2C → K2CO3 + Cr2O3 + CO

5.3. Ứng dụng

Kali dicromat thường được sử dụng trong sản xuất phèn kali crom và cũng được sử dụng trong ngành thuộc da. K2CR2O7 được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất axit cromic, được sử dụng để làm sạch dụng cụ thủy tinh (như các hợp chất crom (VI) khác, natri dicromat, crom trioxide).

6. Tính chất hóa học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

6.1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl

6.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeCl2 + H2

2Al + 6HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HClHóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2FeCl3 + 3H2 O

6.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là

A. 3

B. 6

C. 8

D.14

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Trong phản ứng

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng là

A. 28

B. 29

C. 30

D. 31

Lời giải:

Đáp án: B

Phương trình hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

Tổng hệ số cân bằng trong phương trình là: 1 + 14 + 2 + 2 + 3 + 7 = 29

Câu 3. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng

A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng

C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam

D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Lời giải:

Đáp án: D

Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Cr2O72- (màu da cam ) + 2OH → 2CrO42- (màu vàng)+ H2O

Câu 4. Cho các phát biểu sau:

(1). K2Cr2O7 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.

(2). Kim loại Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ.

(3). CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…

(4). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

(5). Hợp chất crom (VI) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(6). Crom (III) oxit và crom (III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

Tổng số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4.

D. 5

Lời giải:

Đáp án: C

(1) đúng

(2) Sai , Cr tác dụng HCl tỉ lệ 1 :2

(3) Đúng

(4) Đúng

(5) Sai, Crom (VI) chỉ có tính oxh

(6) Đúng

Câu 5. Khi cho Kalidicromat vào dung dịch HCl dư đun nóng xảy ra phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O

Nếu dùng 5,88 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị Oxi hóa là:

A. 0,14 mol.

B. 0,28 mol.

C. 0,12 mol.

D. 0,06 mol.

Lời giải:

Đáp án: C

Số mol HCl bị oxi hóa chính là số mol HCl chuyển thành Cl2

Phương trình phản ứng hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

⇒ nHCl bị OXH = 2nCl2 = 6nK2Cr2O7 = 6 × 0,02 = 0,12 mol

Câu 6. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (dktc). Giá trị của V là :

A. 10,08 lit

B. 4,48 lit

C. 7,84 lit

D. 3,36 lit

Lời giải:

Đáp án: C

Áp dụng Bảo toàn khối lượng:

mAl + mCr2O3 = mX

=> nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

Sau phản ứng có: nCr= 0,2 mol ;

nAl= 0,1 mol là phản ứng với axit tạo H2

Phương trình phản ứng hóa học

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

=> nH2 = nCr+ nAl.1,5 = 0,35 mol

=> VH2 = n.22,4 = 0,35.22,4 = 7,84 lit

Câu 7. Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

B. dung dịch HNO3 đặc nguội

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng

D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 8. Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 29,4 gam

B. 59,2 gam.

C. 24,9 gam.

D. 14,7 gam

Lời giải:

Đáp án: D

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4+ 7H2O

0,05 ← 0,3 (mol)

mK2Cr2O7 = 0,05.294 = 14,7 gam

Câu 9. Muốn điều chế 6,72 lít khí Clo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.

B. 27,4 gam.

C. 24,9 gam.

D. 26,4 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Ta có: nCl2=6,7222,4 = 0,3 (mol)

Phương trình hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

Theo phương trình hóa học: nK2Cr2O7= 13nCl2= 13.0,3 = 0,1 (mol)

Khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy là: nK2Cr2O7= 0,1.294 = 29,4(g)

Câu 10. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2 trong môi trường H2SO4

D. Dung dịch NaOH

Lời giải:

Đáp án: D

Các dung dịch KMnO4/ H2SO4; K2Cr2O7/ H2SO4;

Br2 đều là các chất oxi hóa → Fe2+ sẽ có phản ứng oxi hóa khử làm mất màu các dung dịch trên

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4→ 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

2FeSO4+ Br2 + H2SO4→ Fe2(SO4)3+ 2HBr

Câu 11. Dãy các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa là:

A. HNO3; KMnO4; Fe(NO3)3

B. O2; H2SO4 đặc

C. HNO3; KMnO4; Fe(NO3)2

D. KMnO4, Zn, HCl

Lời giải:

Đáp án: B

Chất chỉ thể hiện mình tính oxh tức là số oxh cao nhất O2; H2SO4 đặc

A sai vì Fe(NO3)3 thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

B đúng

C sai do Fe(NO3)2 thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

D sai do HCl thể hiện cả 2 tính còn Zn là chất khử

Câu 12. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng

A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng

C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam

D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Lời giải:

Đáp án: D

Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Cr2O72- (màu da cam ) + 2OH → 2CrO42- (màu vàng)+ H2O

Câu 13. Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim:

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).

C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

Lời giải:

Đáp án: A

B sai vì oxi phản ứng với crom tạo Cr2O3

C sai vì lưu huỳnh có phản ứng với crom ở nhiệt độ cao

D sai vì clo sẽ oxi hóa crom thành CrCl3

Câu 14. Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al và Ca.

B. Fe và Cr.

C. Cr và Al

D. Fe và Mg.

Lời giải:

Đáp án: C

Các kim loại luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit là Al và Cr

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

N2 + H2 → NH3

N2 + O2 → NO

NO + O2 → NO2

NH3 + HNO3 → NH4NO3

NH3 + Cl2 → N2 + NH4Cl

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web