Phản ứng Li + CH3COOH → CH3COOLi + H2
1. Phản ứng hóa học
2Li + 2CH3COOH → 2CH3COOLi + H2
2. Điều kiện phản ứng
Không cần điều kiện.
3. Cách thực hiện phản ứng
Cho liti tác dụng với axit axetic.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Li tan dần trong và có khí thoát ra.
5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
5.1. Bản chất của Li (Liti)
– Trong phản ứng trên Li là chất khử.
– Li tham gia phản ứng được với cả axit vô cơ và axit hữu cơ.
5.2. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)
– Trong phản ứng trên CH3COOH là chất oxi hóa.
– CH3COOH làm ăn mòn các kim loại và tạo ra khí hidro và các muối axetat.
6. Tính chất hóa học của Li
Liti là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
Li → Li+ + 1e
6.1. Tác dụng với phi kim
6.2. Tác dụng với axit
Liti dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hidro tự do.
2Li + 2HCl → 2LiCl + H2.
2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2.
6.3. Tác dụng với nước
Li tác dụng chậm với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2Li + 2H2O → 2LiOH + H2.
6.4. Tác dụng với hidro
Liti tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành Liti hidrua.
2Li (lỏng) + H2 (khí) → 2LiH (rắn)
7. Tính chất vật lý của Li
– Kim loại kiềm. Trắng – bạc. Nhẹ nhất trong các kim loại, mềm, dễ nóng chảy.
– Có khối lượng riêng là 0,534 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 180,50C và sôi ở 1336,60C
8. Tính chất hoá học của axit axetic
– Nguyên tử hydro trong nhóm cacboxyl có thể cung cấp một proton H+, làm chúng có tính chất axit, tuy nhiên, axit axetic là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic. Dung dịch có nồng độ mol 1 M (giấm ăn trong gia đình) có độ pH là 2.4, tức chỉ có 0.44 % phân tử axit axetic bị phân ly.
– Axit axetic lỏng là dung môi phân cực với hằng số điện ly khoảng 6.2.
– Nó có khả năng hòa tan các hợp chất không phân cực như dầu, các nguyên tố lưu huỳnh, iot và các dung môi phân cực như nước, chloroform, hexan.
– Axit axetic CH3COOH (etanoic) là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Nó được tào thành bằng việc liên kết nhóm methyl CH3 với cacboxyl COOH.
– Axit axetic tác dụng với bazo, cacbonat và bicacbonat để tạo ra axetat kim loại tương ứng, nước và cacbonic (phổ biến nhất là natri bicacbonat với giấm ăn):
NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + CO2 + H2O
– Trừ crom (II) axetat, tất cả các axetat khác đều tan được trong nước.
– Tác dụng với kiềm tạo ra nước và ethanoat kim loại:
NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O
– Axit axetic phân hủy ở nhiệt độ lớn hơn 440oC tạo thành cacbonic, metan hoặc ethenon và nước.
– Tác dụng với rượu tạo thành este:
ROH + CH3COOH → CH3COOR + H2O
– Axit axetic làm ăn mòn các kim loại và tạo ra khí hydro và các muối axetat:
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
– Nhôm thụ động với axit axetic do khi phản ứng, nó tạo ra lớp màng mỏng nhôm oxit trên bề mặt, ngăn chặn sự ăn mòn. Vì vậy, các nhà sản xuất vẫn thường dùng bình chứa bằng nhôm để đựng dung dịch này.
– Phản ứng thế halogen vào gốc hydrocacbon ( 90 – 100oC):
Cl2 + CH3COOH → ClCH2COOH + HCl
– Tác dụng với axetylen (xúc tác thủy ngân, nhiệt độ 70 – 80oC) thành etyl diaxetat:
C2H2 + 2CH3COOH → CH3CH(OCOCH3)2
– Tác dụng với amoniac tạo thành amid:
NH3 + CH3COOH → NH3CH3COOHNH4
– Phản ứng decacboxyl hóa thành axeton (Xúc tác mangan oxit, nhiệt độ):
C2H2+ CH3COOH → CH2CHOCOCH3
9. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Cho Li dư tác dụng với a gam dung dịch CH3COOH. Kết thúc phản ứng, thấy khối lượng H2 sinh ra là 11a/240 . Tính nồng độ C% của dung dich axit
A. 10% B. 25% C. 4,58% D. 36%
Lời giải:
Đáp án: B
2CH3COOH + 2NaOH → 2CH3COONa + H2
2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
Chọn a=240 gam
nH2=11/2 = 5,5 mol ; nCH3 COOH = 240.C/60 = 0,04C mol
nH2O = (240–2,4C)/18 mol
⇒ nCH3 COOH + nH2O = 2nH2
⇒ 0,04C + (240–2,4C)/18 = 2.5,5 ⇒ C=25
Câu 2. Cho Li tác dụng với 100 gam dung dịch CH3 COOH. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng H2 sinh ra là 0,1g . Vậy C% dung dịch muối thu được là:
A. 8,11% B. 6,62% C. 0,952 % D. 0,82%
Lời giải:
Đáp án: B
Phương trình hóa học: 2Li + 2CH3 COOH → 2CH3COOLi + H2
nLi = 2nH2 = 0,05.2 = 0,1 mol ⇒ mLi = 0,1.7 = 0,7 g
nCH3 COOLi = 2nH2 = 0,1 mol ⇒ mCH3 COOLi = 0,1.66 = 6,6 g
mdd = 0,7 + 100 – 1 = 99,7 g ⇒ C% = 6,6/99,7 = 6,62%
Câu 3. Cho 0,7 g Li tác dụng với 100 ml dung dịch CH3 COOH 1M. Dung dịch sau phản ứng nhỏ vài giọt phenolphtalein. Dung dịch sẽ thu được sẽ thay đổi như thế nào?
A. Từ trắng sang không màu
B. Không màu sang màu hồng
C. Màu hồng sang không màu
D. Màu đỏ sang màu trắng
Lời giải:
Đáp án: B
2Li + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2
nK = nCH3 COOH ⇒ sau phản ứng chỉ có muối CH3COOK
CH3COOK là muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu nên có môi trường bazo
⇒ phenophtalein chuyển sang màu hồng.
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
Li + C6H5OH → C6H5OLi + H2
Li + N2 → Li3N
Li + H2 → LiH
Li + Cl2 → LiCl
Li + Br2 → LiBr
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.