Phương trình ion rút gọn NaF + HCl
1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn NaF + HCl
Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch NaF sẽ tạo thành phương trình phản ứng.
NaF + HCl → NaCl + HF ↑
NaF và HCl là các chất dễ tan và phân li mạnh
NaF → Na+ + F–
HCl → H+ + Cl–
Trong dung dịch các ion H+ sẽ kết hợp với ion F– tạo thành chất khí HF
Phương trình ion thu gọn
H+ + F– → HF ↑
2. Mở rộng kiến thức về NaF
2.1. Tính chất vật lí
– Tồn tại dưới trạng thái rắn màu trắng và không mùi, có vị mặn, khó cháy
– Khối lượng mol: 41.988713 g/mol
– Khối lượng riêng: 2.558 g/cm3
– Điểm nóng chảy: 993 độ C
– Điểm sôi: 1695 độ C
– Độ hòa tan: 4.13 g/100ml
– Hòa tan trong nước nhưng Naf không hòa tan trong rượu, khả năng ăn mòn nhôm
2.2. Điều chế
Hóa chất NaF có thể điều chế bằng cách trung hòa axit flohidric hoặc axit hexafluorosilicic, phụ phẩm từ quá trình sản xuất ra phân bón supephophat. Trong đó chất trung hòa là natri hidroxit cùng natri cacbonat. Cồn cũng được dùng để kết tủa NaF
HF + NaOH → NaF + H2O
Từ dung dịch có chứa HF, natri florua sẽ kết tủa ở dạng muối biflorua NaHF2. Sau khi nung nóng muối ta thu được NaF và giải phóng khí HF
HF + NaF → NaHF2
3. Bài tập về phương trình ion rút gọn liên quan
Câu 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các cặp chất sau:
a) Fe2(SO4)3 + NaOH
b) NH4Cl + AgNO3
c) FeS (r) + HCl
d) HClO + KOH
Đáp án hướng dẫn giải
a) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
b) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓
Cl– + Ag+ → AgCl↓
c) FeS(r) + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
FeS(r) + 2H+ → Fe2+ + H2S↑
d) HClO + KOH → KClO + H2O
HClO + OH– → CIO– + H2O
Câu 2. Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-.
Nếu cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 23,2 gam kết tủa.
Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 400 ml dung dịch AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 170,2 g kết tủa.
a) Tính [ion] trong dung dịch đầu? biết thể tích dung dịch là 2 lít.
b) Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Đáp án hướng dẫn giải
Phương trình ion:
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
0,2 ← 0,2 mol
Ag+ + Cl- → AgCl↓;
Ag+ + Br- → AgBr↓
Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-.
x + y = 1 (1) ;
143,5x + 188y = 170,2 (2) .
Từ (1),(2) ⇒ x = 0,4, y = 0,6
a) [Mg2+] = 0,4/2 = 0,2 M;
[Cl-] = 0,4/2 = 0,2 M;
[Br-] = 0,6/0,2 = 0,3 M
b) m = 0,4.24 + 0,4.35,5 + 0,6.80 = 71,8 gam
Câu 3. Dụng dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+; 0,125 mol Cl- và 0,25 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch Na2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị thể tích.
Đáp án hướng dẫn giải
Vì cả ba ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl-, và NO3-.
Gọi nNa2CO3 = a mol => nNa+ = 2a mol
Áp dụng định luật bảo toàn toàn điện tích ta có:
∑ n(+) = ∑n(-) =>2a.1= 0,125.1 + 0,25.1=> a = 0,1875 (mol)
=>V = n:CM = 0,1875 (l)
Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 3M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 150 ml NaOH 2M. Xác định thể tích của dung dịch HCl.
Đáp án hướng dẫn giải
nNa+ = nOH− = nNaOH = 0,15.2 = 0,3 (mol)
Dung dịch Y chứa Mg2+, Fe2+, H+ dư (nếu có), Cl-. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì dung dịch thu được sau phản ứng chỉ còn lại Na+ và Cl-.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có:
nCl−= nNa+= 0,3 (mol)
=> VHCl= n:CM = 0,3 : 3 = 0,1 (l)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.