Tác giả Nguyên Hồng – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyên Hồng - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng.

Tác giả Nguyên Hồng – Cuộc đời và sự nghiệp

Trong lòng mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyên Hồng

– Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng

Ngày sinh:sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918, mất ngày 2 tháng 5 năm 1982

Quê quán: phố Hàng Cau, nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Gia đình: Cha ông làm cai đề lao, sau thất nghiệp, cảnh nhà sa sút, lại nghiện ngập và mắc bệnh lao, phải sống nghèo túng trong tâm trạng kẻ bất đắc chí. Mẹ ông là người ngoan đạo, tần tảo, hiền hậu, giàu đức hy sinh nhưng sống không có hạnh phúc trong gia đình nhà chồng.

Cuộc đời: Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyên Hồng

a. Tác phẩm chính

– Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.

– Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
– Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm.

– Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Đây được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

b. Phong cách nghệ thuật

– Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị. Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn.

– Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.

– Là nhà văn của niềm tin và ánh sáng, luôn đi tìm vẻ đẹp của con người trong khổ đau, khám phá chất thơ của đời sống cần lao.- Giọng điệu trữ tình vừa bồng bột thiết tha, vừa sôi nổi mãnh liệt.

3. Giải thưởng

– Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Trong lòng mẹ

Tác giả Nguyên Hồng - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Hồi kí

b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất sứ tác phẩm

Tác phẩm trích chương IV“ Những ngày thơ ấu”

c. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

d. Người kể chuyện: nhân vật tôi

e. Tóm tắt tác phẩm Trong lòng mẹ

Câu chuyện kể về cậu bé Hồng mồ côi cha, mẹ bỏ đi làm ăn xa để lại cậu sông với bà cô cay nghiệt. Bà ta luôn gieo rắc vào đầu em những ý nghĩ xấu về mẹ của mình. Đỉnh điểm bà ta còn bị ra chuyện mẹ em có em bé, cuộc sống bần hàn, khổ sở. Tuy nhiên, Hồng vẫn tin tưởng tuyệt đối vào mẹ mình và căm phẫn sự cay nghiệt của người cô. Em luôn mong mỏi mẹ mình quay trở về. Đến gần ngày giỗ cha, bỗng em nhìn thấy một bóng hình quen thuộc, em đánh liều gọi tên và chạy theo với niềm hi vọng nhỏ nhoi đó là mẹ của mình. Chiếc xe đi chậm và dừng lại, mẹ dang tay đón Hồng vào lòng, trong lòng mẹ, em trào dâng những giọt nước mắt

g. Bố cục tác phẩm Trong lòng mẹ

– Phần 1 từ đầu…người ta hỏi đến chứ : đoạn nói chuyện Hồng và bà cô cay nghiệt

– Phần 2 còn lại: Cuộc hội ngộ đầy cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng

h. Giá trị nội dung tác phẩm Trong lòng mẹ

– Tác phẩm đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu cháy bỏng của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trong lòng mẹ

– Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc.

– Cách kể chuyện lôi cuốn, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực.

– Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm

– Thành công trong khắc họa hình ảnh cậu bé Hồng thông qua lời nói, hành động

4.2. Cửu Long Giang

Cửu Long Giang ta ơi - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 2)

a. Thể loại: Thơ tự do

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Cửu Long Giang ta ơi được trích trong Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 5 – 9.

c. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Cửu Long Giang

Bài thơ khắc vẻ đẹp trù phú của dòng sông Mê Kông và những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương, đoàn kết giữ gìn đất đai sông núi. Từ đó, ta thấy rõ được niềm tự hào và tình yêu Tổ quốc sâu đậm, da diết.

e. Bố cụctác phẩm Cửu Long Giang: Gồm 3 phần:

– Đoạn 1: Từ đầu… hai ngàn cây số mênh mông: Hình ảnh sông Mê Kông trong những ngày đi học;

– Đoạn 2: Tiếp… không bao giờ chia cắt: Hình ảnh sông Mê Kông gắn liền với những sinh hoạt lao động;

– Đoạn 3: Còn lại: Chủ thể trữ tình nhìn sự đổi thay hiện tại và nhớ lại kỷ niệm xưa.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Cửu Long Giang

– Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cửu Long Giang

– Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng;

– Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc;

– Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao;

– Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web