Tác giả Thanh Hải – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Thanh Hải - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Thanh Hải.

Tác giả Thanh Hải – Cuộc đời và sự nghiệp

Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Thanh Hải

– Tên thật Phạm Bá Ngoãn

Ngày sinh: sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, mất ngày 15 tháng 12 năm 1980

Quê quán: xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Gia đình: Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em. Hai em của ông là Phạm Bá Chất và Phạm Bá Liên đều đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều như người anh của mình.

Cuộc đời:

Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế.

Vào năm 1954 – 1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964 – 1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.

Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thanh Hải

– Phong cách sáng tác: trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước

– Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên(1962), Dấu võng Trường Sơn (1977), Mưa xuân đất này(1982)..

3. Giải thưởng

  • Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1965)
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
  • Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959).
  • Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962).

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Mùa xuân nho nhỏ

Tác giả Thanh Hải - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ 5 chữ

b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm

– Tác phẩm được ra đời vào tháng 11/ 1980 trong lúc đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh.

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

d. Bố cục tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

– Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên đất trời.

– Phần 2: Khổ 2 và 3: mùa xuân đất nước, con người.

– Phần 3: Khổ thơ 4 và 5: Khát vọng cống hiến của nhà thơ.

– Phần 4: Còn lại: ca ngợi quê hương đất nước qua điệu ca Huế.

e. Tóm tắt tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

Tấm lòng yêu da diết của tác giả với mùa xuân thiên nhiên đất trời, cùng với đó là ước nguyện chân thành muốn công hiến cho đất nước. Công hiến một mù xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân to đẹp của đất nước

g. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

– Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, và suy tư về tuổi trẻ của đời người. Khát vọng muốn cống hiến những gì đẹp nhất cho đời

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

– Thể thơ năm chữ

– Nhạc điệu trong sáng, vui tươi

– Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ

– Sử dụng phép điệp từ ngữ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web