Tác giả Hoàng Tố Nguyên – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Hoàng Tố Nguyên
– Tên thật là Lê Hoằng Mưu
– Ngày sinh: sinh năm 1929, mất năm 1975
– Quê quán: Gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang)
– Cuộc đời: Sau khi hoàn tất bậc tiểu học ở Gò Công và bậc trung học ở Trường Collège de Mitho (nay là Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho), ông lên Sài Gòn học Trường Mỹ thuật Gia Định. Ngày 23/9/1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam bộ bùng nổ. Theo tiếng gọi của non sông, ông gia nhập lực lượng vũ trang chiến đấu ở nội thành Sài gòn, rồi hoạt động văn nghệ và tuyên truyền. Từ năm 1947 – 1949, ông ra vùng kháng chiến, làm Chủ tịch Hội Học sinh Mỹ thuật kháng chiến Gia Định. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng trong thời gian này, ông đã có thơ đăng trên các báo.
Từ năm 1950 – 1952, ông là Trưởng ban Tuyên truyền Tỉnh đoàn Thanh niên Cứu quốc Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương), Ủy viên Ban Chấp hành phân hội văn nghệ liên tỉnh Thủ Biên (Thủ Dầu Một – Biên Hòa). Từ năm 1952 – 1954, ông là cán bộ Sở Thông tin Nam Bộ, biên tập viên báo Cứu Quốc Nam bộ rồi báo Vì Chúa, vì Tổ quốc của lực lượng Công giáo kháng chiến Nam Bộ.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm Biên tập viên báo Văn Nghệ. Năm 1956, ông là Ủy viên thường trực Ban đại diện Văn nghệ Nam bộ ở miền Bắc. Năm 1957, ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam và công tác tại Trung ương Hội Nhà văn. Năm 1959, ông trở lại với nghề báo, làm Biên tập viên báo Độc Lập. Năm 1969, theo sự phân công của Ủy ban Trung ương các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, ông nhận nhiệm vụ xây dựng phong trào văn nghệ ở tỉnh Hà Tây; và sau đó là tỉnh Thái Bình vào năm 1974.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hoàng Tố Nguyên
– Phong cách nghệ thuật: thơ của ông có hình tượng sống mới, không dùng ngôn từ sáo rỗng
– Tác phẩm chính: Đổi đời (truyện thơ, 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, 1956), Đất nước (tập thơ, 1956)
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Gò Me
a. Thể loại: Thơ tự do
b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
– Trích Tập thơ Gò Me gồm 13 bài xuất bản năm 1957
c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm
d. Bố cục tác phẩm Gò Me
– Phần 1: từ đầu… mê giọng hò : vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
– Phần 2: Còn lại:ký ức tuổi thơ , và những điệu hò
e. Tóm tắt tác phẩm Gò Me
Bài thơ miêu tả khung cảnh quê hương và vẻ đẹp con người của vùng đất Gò me. Tác giả kể lại những ký ức của tuổi thơ mình, cùng với đó là những điệu hò da diết, đắm say lòng người. Tất cả thể hiện tình yêu quê hương, cùng nỗi nhớ của một người con đi xa xứ
g. Giá trị nội dung tác phẩm Gò Me
– Cảnh sắc thiên nhiên cùng những điệu hò quen nỗi nhớ quên hương da diết của tác giả
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gò Me
– Nghệ thuật tả cảnh độc đáo
– Thành công trong khắc họa nỗi nhớ của tác giả
– Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.