Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lâm Thị Mỹ Dạ.

Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ – Cuộc đời và sự nghiệp

Chuyện cổ nước mình- Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lâm Thị Mỹ Dạ

Ngày sinh: sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949

Quê quán: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Gia đình: Cha Lâm Thị Mỹ Dạ – ông Lâm Thanh đã từng tham giaViệt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài Gòn, nhưng do hoạt động bí mật nên trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị hiểu lầm là “theo địch vào Nam”. Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị nghi là gián điệp do “địch cài lại”. Do cha bị hiểu lầm là đầu hàng địch, cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ bị bạn bè, người quen nghi kỵ, xa lánh. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch.

Cuộc đời: Bà làm việc tạiTy văn hóaQuảng Bình, năm1978đến1983họcTrường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chíSông Hương(củaHội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hànhHội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viênHội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hànhHội Nhà văn Việt Namkhóa III, ủy viênHội đồng thơHội Nhà văn Việt Namkhóa V.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lâm Thị Mỹ Dạ

– Tác phẩm:

  • Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
  • Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
  • Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
  • Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
  • Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
  • Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
  • Nhạc sĩ Phượng Hoàng (truyện thiếu nhi, 1989)
  • Mẹ và con (thơ, 1994)
  • Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
  • Cốm non (thơ, 2005)
  • Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006)
  • Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
  • Khoảng trời – Hố Bom (thơ, 1972)
  • Chuyện cổ nước mình (thơ , 1978)

Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[2] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.

– Thành tựu:

+ Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973

+ Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng

+ Giải A thơ của ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999

+ Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội LH VHNT Thừa Thiên Huế

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

+ Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988)

+ Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của chị được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Chuyện cổ nước mình

Chuyện cổ nước mình- Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ lục bát

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Rút từ Tuyển tập, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2011, tr.203.

– Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” sáng tác năm 1979.

c. Phương thức biểu đạt : Tự sự + Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ nước mình

Bằng thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc… Tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

e. Bố cục tác phẩm Chuyện cổ nước mình

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Chuyện cổ nước mình

– Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chuyện cổ nước mình

– Dùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn.

– Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm sâu, nhưng đầy tự hào.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web