Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 1 năm 2024 mã đề thi 002 do trang Giải Bài Tập tổng hợp. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.
( Mã Đề 002)
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 28,6 gam CO2 và 18,45 gam H2O. m có giá trị là
A. 13,35 gam B. 12,65 gam
C. 13 gam D. 11,95 gam
Câu 2: Cao su buna được tổng hợp theo sơ đồ:
Ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna.
Hiệu suất cả quá trình điều chế là 80%, muốn thu được 540 kg cao su buna thì khối lượng ancol etylic cần dùng là
A. 920 kg. B. 736 kg.
C. 684,8 kg. D. 1150 kg.
Câu 3: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là
A. etylmetylamin. B. butylamin.
C. etylamin. D. propylamin
Câu 4: Một loại cao su lưu hóa chứa 4,5% lưu huỳnh. Cho rằng mỗi cầu đisunfua -S-S- thay thế hai nguyên tử H. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua?
A. 18. B. 10.
C. 20. D. 16.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng: polime …
A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.
D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X thuộc loại amin mạch hở có chứa một nguyên tử N trong phân tử. Thành phần khối lượng của nitơ trong X là 23,72 %. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 5 chất B. 6 chất
C. 4 chất D. 8 chất
Câu 7: Tơ enang được điều chế bằng cách
A. trùng ngưng H2N-(CH2)5-COOH.
B. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.
C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH.
D. trùng ngưng HOOC-(CH2)6-COOH.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen
D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng
Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:
A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.
B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.
C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
D. Poli etilen và poli (vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.
Câu 10: Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí ?
A. Tổng hợp chất màu công nghiệp bằng phản ứng của amin thơm với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thấp.
B. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa amin no và HNO2 ở nhiệt độ cao.
C. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.
D. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh.
Câu 11: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55 B. 2,8
C. 2,52 D. 3,6
Câu 12: Chia một amin bậc một đơn chức thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hoàn toàn phần một trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Lọc kết tủa sinh ra rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Cho phần hai tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,05 gam muối. Công thức của amin là:
A. C4H9NH2 B. CH3NH2
C. C3H7NH2 D. C2H5NH2
Câu 13: Nhựa novolac được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 14: Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau:
CH4 A B PVC
Biết CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, vậy để điều chế một tấn PVC thì số m3 khí thiên nhiên (đktc) cần là :
A. 5883 m3. B. 4576 m3.
C. 6235 m3. D. 7225 m3.
Câu 15: X là một aminoaxit. Cứ 0,01 mol X tác dụng vừa hết 80ml dung dịch HCl 0,125M thu được 1,835g muối. Mặt khác 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. H2NC3H5(COOH)2 B. (H2N)2C3H5COOH
C. H2NC3H6COOH D. H2NC7H12COOH
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng ?
A. Chất dẻo là những vật liệu polime bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.
B. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
C. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit
D. Tơ tằm, bông, lông thú là polime thiên nhiên.
Câu 17: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm (NH2CH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1 M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100 ml B. 200 ml
C. 150 ml D. 250 ml
Câu 18: Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli (vinyl clorua), tơ capron, poli (metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là
A. tơ capron và teflon.
B. amilozơ, amilopectin, poli (vinyl clorua), tơ capron, poli (metyl metacrylat) và teflon.
C. polistiren, amilozơ, amilopectin, tơ capron, poli (metyl metacrylat) và teflon.
D. amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).
Câu 19: Cho cao su buna tác dụng với Cl2 (trong CCl4 có mặt P) thì thu được polime no, trong đó Clo chiếm 58,172% về khối lượng. Trung bình cứ 20 phân tử Cl2 thì phản ứng được với bao nhiêu mắt xích cao su buna ?
A. 20. B. 19.
C. 18. D. 17.
Câu 20: Teflon được sản xuất từ clorofom qua các giai đoạn:
CHCl3 → CHF2Cl → CF2=CF2 → Teflon
Hiệu suất của mỗi giai đoạn là 80%. Để sản xuất 2,5 tấn Teflon cần bao nhiêu tấn clorofom?
A. 5,835 B. 2,988.
C. 11,670. D. 5,975.
Câu 21: Đem trùng hợp 10,8 gam buta-1,3-đien thu được sản phẩm gồm cao su buna và buta-1,3-đien dư. Lấy 1/2 lượng sản phẩm tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy 19,2 g Br2 phản ứng. Vậy hiệu suất phản ứng là
A. 40% B. 80%
C. 60% D. 79%
Câu 22: Trùng ngưng axit ε–aminocaproic thu được m kg polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là
A. 71,19 B. 79,1
C. 91,7. D. 90,4.
Câu 23: A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3 g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a g kết tủa. giá trị của a là
A. 39 g B. 30 g
C. 33 g D. 36 g
Câu 24: Anilin có công thức là:
A. C6H5OH B. CH3OH
C. CH3COOH D. C6H5NH2
Câu 25: Cho 11,8 gam hỗn hợp X (gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin) tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 250 B. 200
C. 100 D. 150
Câu 26: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. poli (vinyl clorua).
B. Poli etilen.
C. poli (metyl metacrylat).
D. nilon-6,6.
Câu 27: Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Do nguyên tử N còn cặp electron tự do dễ nhận H+ của H2O.
B. Do metylamin có liên kết H liên phân tử.
C. Do phân tử metylamin phân cực mạnh.
D. Do phân tử metylamin tạo được liên kết H với H2O.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một amin bậc I (X) với lượng oxi vừa đủ, thu toàn bộ sản phẩm qua bình chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 3,2 gam và còn lại 0,448 lít (đktc) một khí không bị hấp thụ, khi lọc dung dịch thu được 4,0 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3CH2NH2 B. H2NCH2CH2NH2
C. CH3CH(NH2)2 D. B, C đều đúng
Câu 29: Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất?
A. ancol metylic < axit fomic < metylamin < ancol etylic
B. ancol metylic < ancol etylic < metylamin < axit fomic
C. metylamin < ancol metylic < ancol etylic < axit fomic
D. axit fomic < metylamin < ancol metylic < ancol etylic
Câu 30: Nguyên nhân Amin có tính bazơ là
A. Có khả năng nhường proton.
B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.
C. Xuất phát từ amoniac.
D. Phản ứng được với dung dịch axit.
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Gọi CTPT amin no, đơn chức: CnH2n+3N
Bảo toàn khối lượng
m = mC + mH + mN = 0,65.12 + 1,025.2 + 0,25.14 = 13,35 g.
Câu 2: Đáp án B
nC2H5OH → n CH2 = CH – CH – CH2 – → Cao su Buna (C4H6)n.
⇒ nC4H6 = 104; nC2H5OH = 2.104
Hiệu suất cả quá trình 80% nên: mancol = 2.104.46.80% = 736000g = 736kg.
Câu 3: Đáp án C
Bảo toàn oxi ⇒ nH2O = 2nO2 – 2nCO2 = 0,205 mol
Khi đốt cháy anken, nCO2 = nH2O
⇒ Hai amin phải có số C trung bình nhỏ hơn 2 (vì anken tối thiểu có 2C)
⇒ amin là CH3NH2, C2H5NH2.
Câu 4: Đáp án C
Gọi n là số mắt xích isopren và x là số cầu nối đisunfua (mỗi cầu nối có 2S)
⇒ Có 2x phân tử S
(C5H8)n + 2xS → C5nH8n – 2xS2x + xH2
Ta có:
⇒ x = 1 ⇒ n = 20. Vậy cứ 20 mắt xích isopren có một cầu đisunfua.
Câu 5: Đáp án D
Đáp án A, B, C đều đúng.
Đáp án D không đúng vì đa số polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo ra dung dịch nhớt
Câu 6: Đáp án C
Amin chứa 1 nguyên tử N; %mN = 23,72%
⇒ Amin là: C3H7NH2
CTCT:
CH3 – CH2 – CH2 – NH2; CH3 – CH(NH2) – CH3;
CH3 – CH2 – NH – CH3; CH3 – N(CH3) – CH3
Câu 7: Đáp án C
Tơ enang hay tơ nilon – 7.
Tơ enang được điều chế bằng cách:
nH2N – [CH2]6 – COOH –to→ (-NH[CH2]6CO-)n + nH2O
Câu 8: Đáp án C
Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước.
Câu 9: Đáp án D
D sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là polime thiên nhiên
Câu 10: Đáp án B
Amin no và HNO2 ở nhiệt độ sôi cao không tạo ra sản phẩm màu (muối điazoni).
Câu 11: Đáp án C
mPE = 4. 0,7.0,9 = 2,52 tấn
(0,7 là 70% C2H4 nguyên chất)
Câu 12: Đáp án B
Gọi công thức của amin bậc một đơn chức có công thức RNH2
Chú ý RNH2 có tính bazơ tương tự như NH3
Phần 1.
3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3Cl
2Fe(OH)3 –to→ Fe2O3 + 3H2O
Luôn có nFe(OH)3 = 2nFe2O3 = 2. 0,01 = 0,02 mol ⇒ nRNH2 = 0,06 mol
Phần 2.
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Khi tham gia phản ứng trung hòa amin bằng HCl có nRNH3Cl = namin = 0,06 mol
⇒ R = 15 (- CH3)
Vậy công thức của amin là CH3NH2.
Câu 13: Đáp án D
Phản ứng giữa phenol và HCHO với:
– Phenol dư,xúc tác axit thì thu được nhưa novolac
– Tỉ lệ mol phenol và HCHO là 1:1,2, xác tác kiềm thì thu được nhưa rezol
– Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ 150oC được nhưa bakelit.
Câu 14: Đáp án A
Hiệu suất toàn bộ quá trình phản ứng điều chế PVC là:
H = 15%. 95%. 90% = 12,825%.
Sơ đồ rút gọn của quá trình điều chế PVC :
Câu 15: Đáp án A
Ta có: nX = nHCl = 0,01mol ⇒ X chứa 1 nhóm -NH2
nNaOH = 0,02 = 2nX ⇒ X chứa 2 nhóm -COOH
⇒ Aminoaxit X có dạng: H2N-R-(COOH)2
mX = mmuối – mHCl = 1,835 – 0,01.36,5 = 1,47gam
⇒ M = 147 ⇒ R = 41 ⇒ R là -C3H5
Vậy X là H2NC3H5(COOH)2
Câu 16: Đáp án B
A đúng
B sai, tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp (nhân tạo)
C đúng, vì có liên kết -NH-CO- nên là poliamit
D đúng
Câu 17: Đáp án A
Bài toán trở thành: 0,25 mol HCl sẽ tác dụng vừa đủ với hỗn hợp gồm V ml NaOH 1M và 13,35 gam X
X là 2 amino đồng phân ⇒ nX = 0,15 mol
X tác dụng NaOH hay HCl đều theo tỉ lệ 1 : 1.
⇒ nHCl = nNaOH + nX ⇒ nNaOH = 0,1mol ⇒ V = 100ml
Câu 18: Đáp án D
– Tơ capron có thành phần nguyên tố là C, H, O, N. teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án A sai.
– Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O; poli(vinyl clorua) có thành phần nguyên tố là C, H, Cl; tơ capron có thành phần nguyên tố C, H, O, N; teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án B sai.
– Polistiren có thành phần nguyên tố là C, H; amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O; tơ capron có thành phần nguyên tố là C, H, N, O; teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án C sai.
– Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O
Câu 19: Đáp án C
Phản ứng sẽ bao gồm phản ứng cộng và thế.
Giả sử cứ n mắt xích thì phản ứng thế với 1nguyên tử Clo
Polime no có công thức: C4nH6n-1Cl2n+1
⇒ n = 9
Tức là cứ 9 mắt xích cao su buna thì phản ứng với 10 phân tử Clo trong đó có 9 phân tử tham gia phản ứng cộng, 1 phân tử tham gia phản ứng thế
Vậy trung bình cứ 20 phân tử Clo thì phản ứng với 18 mắt xích cao su
Câu 20: Đáp án C
Hchung = 80%. 80%. 80% = 51,2%
Ta có sơ đồ phản ứng:
Câu 21: Đáp án B
nC4H6 ban đầu = 0,2mol.
1/2 lượng sản phẩm tác dụng hoàn toàn với 19,2g Br2
⇒ toàn bộ sản phẩm tác dụng hoàn toàn với 0,24mol Br2.
Gọi a, b lần lượt là số mol C4H6 pư và C4H6 dư.
Ta có hpt:
⇒ a + b = 0,2 và a + 2b = 0,24
⇒ a = 0,16; b = 0,04
Câu 22: Đáp án B
Ta có:
nH2N(CH2)5COOH → Nilon – 6 + nH2O
nH2O = 12,6 : 18 = 0,7.103 (mol)
⇒ nH2N(CH2)5COOH = 0,7.103 (mol)
⇒ mH2N(CH2)5COOH = 0,7.131 = 91,7kg
mpolime = 91,7 – 12,6 = 79,1kg
Câu 23: Đáp án C
A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl
⇒ Trong A chỉ chứa 1 nguyên tử N.
Lại có N chiếm 15,054% theo khối lượng ⇒ MA = 14 : 15,054% = 93
A là hợp chất chứa vòng, A tạo kết tủa với nước brom ⇒ A là: C6H5NH2
C6H5NH2 (0,1) + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ (0,1 (mol)) + 3HBr
⇒ a = 0,1.330 = 33g
Câu 24: Đáp án D
Anilin: C6H5NH2.
Câu 25: Đáp án B
Cả 3 amin gồm propylamin, etylmetylamin, trimetylamin đều có CTPT là C3H9N
C3H9N + HCl → C3H10NCl
nHCl = nC3H9N = 11,8 : 59 = 0,2 mol ⇒ VHCl = 0,2 : 1 = 0,2 lít = 200ml
Câu 26: Đáp án D
Poli (vinyl clorua) được điều chế bằng cách trùng hợp vinyl clorua:
Polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen:
Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng cách trùng hợp metyl metacrylat:
Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic:
Câu 27: Đáp án D
Metylamin CH3NH2 tạo được liên kết hiđro với H2O và gốc hiđrocacbon nhỏ nên tan tốt trong nước.
Câu 28: Đáp án D
Gọi CTPT của X là CxHyNz
Khí không bị hấp thụ là N2 ⇒ nN2 = 0,02 mol
⇒ nCaCO3 = 0,04 mol ⇒ nCO2 = 0,04 mol
Khối lượng bình tăng :
⇒ mH2O = 1,44g
⇒ nH2O = 0,08 mol
⇒ X là C2H8N2
Mà X là amin bậc 1
⇒ X chỉ có thể là H2NCH2CH2NH2 hoặc CH3CH(NH2)2.
Câu 29: Đáp án D
Nhiệt độ sôi giảm dần: Axit > ancol > Amin
Do có mạch hiđrocacbon lớn hơn nên nhiệt độ sôi của etylic > metylic
⇒ Axit fomic > ancol etylic > ancol metylic > Metylamin
Câu 30: Đáp án B
Amin có tính bazơ do nguyên tử N còn 1 cặp e chưa dùng, có khả năng nhận proton (H+)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây.