Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 1 năm 2024 mã đề thi 003 do trang Giải Bài Tập tổng hợp. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.
(Đề 003)
Câu 1: Cho hỗn hợp hai amino axit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì:
A. aminoaxit và HCl cùng hết
B. dư aminoaxit
C. dư HCl
D. không xác định được
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
Câu 3: Từ amino axit C3H7NO2 tạo ra được bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 4. B. 2.
C. 1 D. 3.
Câu 4: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 2 B. 1
C. 4 D. 3
Câu 5: Trộn lẫn 0,1(mol) một aminoaxit X (chứa một nhóm -NH2) với dung dịch chứa 0,07 (mol) HCl thành dung dịch Y. Để phản ứng hết với dung dịch Y, cần vừa đủ dung dịch chứa 0,27 (mol) KOH. Vậy số nhóm -COOH trong X là:
A. 1 B. 2
C. 3 D. không xác định được
Câu 6: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. tơ visco và tơ nilon-6,6
B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron
D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Câu 7: C7H9N có bao nhiêu đồng phân chứa vòng benzen?
A. 3 B. 6
C. 4 D. 5
Câu 8: Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?
A. 5 B. 4
C. 3 D. 6
Câu 9: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C6H8N2O3. Cho 28,08 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 21,5 gam B. 38,8 gam
C. 30,5 gam D. 18,1 gam
Câu 10: Cho dãy các chất sau: glixerin trinitrat, nhựa bakelit, xenlulozơ trinitrat, nhựa phenol-fomanđehit, amilozơ, thuỷ tinh hữu cơ, xenlulozơ, chất béo. Số chất trong dãy không phải polime là:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:
A. Amoniac có tính bazơ yếu hơn metylamin, nhưng tính bazơ của amoniac lại mạnh hơn phenylamin.
B. Glyxin cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được glyxin.
C. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao.
D. Anilin tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
Câu 12: Cho các hợp chất: chất béo, tinh bột, protein, glucozơ, tơ tằm, đường kính, xenlulozơ triaxetat. Có bao nhiêu hợp chất thuộc loại polime?
A. 5 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 13: Hợp chất X lưỡng tính có công thức phân tử là C3H9NO2, cho X tác dụng với NaOH thì thu được etyl amin. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COONH3CH3
B. HCOONH3C2H5
C. HCOONH2(CH3)2
D. C2H5COONH4
Câu 14: Cho các chất sau: C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat. Số các chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 6 B. 5
C. 4 D. 3
Câu 15: Trong các chất: metyl benzoat, natri phenolat, ancol benzylic, phenylamoniclorua, glixerol, protein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. 3 B. 2
C. 5 D. 4
Câu 16: Một loại polime có cấu tạo mạch không nhánh như sau: –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– Công thức một mắt xích của polime này là:
A. –CH2–.
B. –CH2–CH2–.
C. –CH2–CH2–CH2–.
D. –CH2–CH2–CH2–CH2–.
Câu 17: Có mấy hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N có chung tính chất là vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
A. 2 chất B. 3 chất
C. 5 chất D. 4 chất
Câu 18: Poli stiren không tham gia được phản ứng nào sau đây?
A. Tác dụng với Cl2/to.
B. Tác dụng với axit HCl.
C. Tác dụng với oxi
D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
Câu 19: Cho từ từ metylamin vào dd AlCl3 có hiện tượng đến dư
A. Không có hiện tượng
B. Tạo kết tủa không tan
C. Tạo kết tủa sau đó tan ra
D. Ban đầu không có hiện tượng sau một thời gian tạo kết tủa tan
Câu 20: Từ xenlulozơ để điều chế cao su buna, số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là bao nhiêu?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 21: Trung hoà 0,1 mol amino axit X cần 200g dung dịch NaOH 4%. Cô cạn dung dịch thu được 16,3gam muối khan. Công thức phân tử của X là:
A. H2NCH2COOH
B. H2NCH(COOH)2
C. H2NCH2CH2COOH
D. H2NCH2CH(COOH)2
Câu 22: Sơ đồ nào sau đây không thể thực hiện được trong thực tế?
A. Metan → axetilen → vinylaxetilen → buta-1,3-đien → cao su buna.
B. Metan → axetilen → etilen → ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna.
C. Metan → axetilen → vinyl clorua → vinyl ancol → poli (vinyl ancol).
D. Metan → axetilen → vinyl clorua → poli (vinyl clorua) → poli (vinyl ancol).
Câu 23: X là một α-aminoaxit chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm – NH2. Cho 8,9 g X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y, để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là:
A. CH3C(CH3)(NH2)COOH
B. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 24: Chọn phát biểu sai:
A. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích cơ bản trong phân tử polime, khó có thể xác định một cách chính xác
B. Do phân tử lớn hoặc rất lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thông thường.
C. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch không phân nhánh.
D. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là:
A. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít.
B. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.
C. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít.
D. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.
Câu 26: Chỉ ra phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
B. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.
C. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm là protein.
D. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit.
Câu 27: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là:
A. 26,40 B. 39,60
C. 33,75 D. 32,25
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.
B. Tơ nhân tạo là loại được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, …
C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.
Câu 29: Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2HxO2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với nguyên tử hiđro mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z lần lượt là:
A. X (H2NCH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)
B. X (CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)
C. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
D. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2
Câu 30: Tìm khái niệm đúng trong các khái niệm sau:
A. Cao su là polime thiên nhiên của isopren.
B. Sợi xenlulozơ có thể bị đe polime hóa khi bị đun nóng.
C. Monome và mắt xích cơ bản trong phân tử polime chỉ là một.
D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
nX = nCOOH- = nNaOH – nHCl = 0,84 – 0,44 = 0,4 < nHCl nên khi tạo thành dung dịch X thì dư HCl
Câu 2: Đáp án D
A sai, tơ visco là tơ bán tổng hợp
B sai, phải là đồng trùng hợp
C sai, thu được polistiren
D đúng, trùng ngưng etylen glicol và axit terephtalic
Câu 3: Đáp án C
Do C3H7NO2 chỉ có 1 đồng phân α- amino axit: CH3 – C(NH2) – COOH nên chỉ có 1 đipeptit duy nhất.
Câu 4: Đáp án A
Có 2 tơ thuộc loại tơ poliamit là tơ capron và tơ nilon-6,6
Câu 5: Đáp án B
Amino axit + HCl → dd Y
dd Y + KOH → dd Z
⇒ coi như đây là phản ứng : HCl + KOH → KCl + H2O
NH2-R-(COOH)n + nKOH → NH2-R-(COOK)n + nH2O
Ta có : nHCl = 0,07 mol ⇒ nKOH tác dụng với HCl = 0,07 mol
⇒ nKOH td với amino axit X = 0,27 – 0,07 = 0,2 mol. Mà nX = 0,1 mol
⇒ KOH tác dụng với X theo tỉ lệ 2 : 1 ⇒ X chứa 2 nhóm -COOH
Câu 6: Đáp án D
Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo, tơ nilon-6,6; tơ vinilon, tơ capron thuộc tơ tổng hợp; còn tơ tằm thuộc tơ tự nhiên
Câu 7: Đáp án D
k = π + v = 4.
C6H5CH3NH2; CH3– C6H4-NH2 ( 3 đồng phân o, p, m); C6H5 – NH – CH3
Câu 8: Đáp án C
Các chất có chứa liên kết -NH-CO-: keo dán ure-fomanđehit( (-NH – CO – NH – CH2-)n ; tơ nilon-6,6; protein.
Câu 9: Đáp án C
nX = 28,08 : 156 = 0,18 mol
C6H5NH3NO3 + KOH → C6H5NH2 + KNO3 + H2O
mr = mKNO3 + mKOH dư = 0,18.101 + (0,2.2 – 0,18).56 = 30,5g
Câu 10: Đáp án A
Glixerin trinitrat và chất béo không phải là polime
Câu 11: Đáp án B
B sai vì khi tác dụng với NaOH được NH2CH2COONa, tác dụng tiếp với HCl thì được ClH3NCH2COOH, không phải là glyxin
Câu 12: Đáp án B
Hợp chất thuộc loại polime là: tinh bột, protein, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat
Câu 13: Đáp án B
HCOONH3C2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5NH2 + H2O
Câu 14: Đáp án B
Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp: C2H3Cl, C2H4, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam), vinyl axetat
Câu 15: Đáp án A
Các chất tác dụng với NaOH là: Metyl benzoat, phenylamoniclorua, protein
Câu 16: Đáp án B
Câu 17: Đáp án D
Các CTCT thỏa mãn là: C2H5COONH4; CH3COONH3CH3; HCOONH3C2H5; HCOONH2(CH3)2
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án B
Cho từ từ metylamin vào dd AlCl3 có hiện tượng đến dư thì sẽ tạo kết tủa không tan (do metylamin có tính chất tương tự NH3)
Câu 20: Đáp án B
Xenlulozơ → Glucozơ → C2H5OH → C4H6 → Cao su Buna
Câu 21: Đáp án B
nNaOH = = 0,2 mol = 2nX
⇒ X có 2 nhóm –COOH; X có dạng: (NH2)xR(COOX)2
nmuối = nX = 0,1 mol; CTPT của muối có dạng: (NH2)xR(COONa)2
Mmuối = 16,3 : 0,1 = 163
⇒ x = 1; R = 13.
Câu 22: Đáp án C
Không có vinyl ancol
Câu 23: Đáp án D
X: H2N-R-COOH
Gọi x là số mol X phản ứng với HCl
H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
Ta có dung dịch Y gồm: x mol ClH3N-R-COOH, 0,2-x mol HCl
Phản ứng hết với các chất trong Y, cần 0,3 mol NaOH
⇒ 2x + 0,2 – x = 0,3 ⇒ x = 0,1
⇒ MX = 8,9 : 0,1= 89 ⇒ CH3CH(NH2)-COOH (Do X là alpha amino axit)
Câu 24: Đáp án D
D sai vì polime có mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt tốt nhất
Câu 25: Đáp án B
nH = 2nH2O = 0,14 mol; nC = nCO2 = 0,04 mol
Amin không chứa oxi bên bảo toàn nguyên tố O ta có:
2nO2 cần dùng = 2nCO2 + nH2O = 0,15 mol ⇒ nO2 = 0,075 mol
Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí ⇒ nN2 kk = 4nO2 = 0,3 mol
Ta có: nH : nC = 0,14 : 0,04 = 7 : 2
⇒ X là C2H7N;
Đốt cháy amin X thu được thêm 0,01 mol N2 nữa
⇒ Tổng N2 thu được = nN2 đốt amin + nN2 kk = 0,3 + 0,01 = 0,31 mol
⇒ V = 0,31.22,4 = 6,944 lít
Câu 26: Đáp án B
B sai do tơ tằm, len không bền với nhiệt độ
Câu 27: Đáp án D
Gọi naxit glutamic = x mol
nvalin = y mol
Ta có: axit glutamic và valin tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1: 1
Khối lượng dung dịch tăng chính là khối lượng HCl phản ứng
⇒ mHCl = 9,125 mol; nHCl = 0,25 mol
⇒ naxit glutamic + nvalin = nHCl ⇒ x + y = 0,25 mol (1)
Khi cho X tác dụng với NaOH ta có: Cứ 1 mol gốc COOH phản ứng với 1 mol NaOH thì tạo ra muối khối lượng dung dịch sẽ tăng thêm 22g
⇒ nNaOH = 7,7 : 22 = 0,35 mol = 2 naxit glutamic + nvalin
⇒ 2x + y = 0,35 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,1 mol; y = 0,15 mol
⇒ m = 0,1.147 + 0,15.117 = 32,25
Câu 28: Đáp án A
A đúng
B sai, tơ nhân tạo là loại được điều chế từ tơ thiên nhiên
C sai, tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp
D sai, tơ tằm thuộc tơ thiên nhiên
Câu 29: Đáp án A
CH3CH2NO2 + 6 [H] → CH3CH2NH2 (Y1) + 2H2O
2CH3CH2NH2 + H2SO4 → (CH3CH2NH3)2SO4 (Y2)
(CH3CH2NH3)2SO4 + 2NaOH → 2CH3CH2NH2 (Y1) + Na2SO4 + 2H2O
Câu 30: Đáp án D
A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp
B sai, khi đung nóng sợi xenlulozơ sẽ bị cắt mạch
C sai, monome là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là các đơn vị nhỏ liên kết trong phân tử polime.
D đúng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây.