Bài tập 1 trang 85 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.
Trả lời:
Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945:
1. Sự phát triển khoa học-kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, qua các bước chính:
– Cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
– Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
– Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936 – 1939)
– Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
Bài tập 2 trang 86 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Hãy lựa chọn và điền những sự kiện dưới đây vào cột B của bảng cho phù hợp.
a) Bùng nổ cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu. Quốc tế Cộng sản thành lập.
b) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
c) Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
d) Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
e) Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh.
A |
B |
1. 1918-1923 |
|
2.1929- 1933 |
|
3.1936- 1939 |
|
4.1939- 1945 |
|
Trả lời:
A |
B |
1.1918-1923 |
Bùng nổ cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu. Quốc tế Cộng sản thành lập. |
2.1929- 1933 |
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. |
3.1936- 1939 |
Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh |
4.1939- 1945 |
Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |
Bài tập 3 trang 86 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Hãy điền vào bảng hệ thống kiến thức các sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.
1. Nước Nga – Liên Xô :
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ỷ nghĩa |
2-1917 |
Cách mạng Tháng Hai |
Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát – Khởi nghĩa vũ trang, Nga hoàng Ni-cồ-lai II thoái vị |
Lật đổ chế độ Nga hoàng. |
10-1917 |
|
|
|
1918-1921 |
|
|
|
1921 – 1941 |
|
|
|
1941 – 1945 |
|
|
|
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết cục |
1918-1923 |
Khủng hoảng kinh tế – chính trị ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa. Cao trào cách mạng ở châu Âu |
|
|
1923- 1929 |
|
|
|
1929- 1933 |
|
|
|
1933-1939 |
|||
1939-1945 |
3. Các nước châu Á:
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ý nghĩa |
Thập kỉ 20 |
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất |
|
|
Thập kỉ 30 |
|
|
|
1939-1945 |
|
|
|
Trả lời:
1. của Nước Nga – Liên Xô :
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ỷ nghĩa |
2-1917 |
Cách mạng Tháng Hai |
Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát – Khởi nghĩa vũ trang, Nga hoàng Ni-cồ-lai II thoái vị |
Lật đổ chế độ Nga hoàng. |
10-1917 |
Cách mạng XHCN |
– 25/10/1917,chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt. – Chính quyền Xô viết thành lập do Lê-nin đứng đầu. |
– Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu. – Nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước và vận mệnh mình. – Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới theo đường lối cách mạng vô sản |
1918-1921 |
Chống thù trong giặc ngoài |
-Quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết – Thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” |
– Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù. – Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững. |
1921 – 1941 |
– Liên Xô khôi phục và xây dựng chủ nghĩa xã hội |
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) – Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937) – Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941. |
– Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế. |
1941 – 1945
|
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại |
– Giải phóng lãnh thổ Liên Xô. – Giải phóng các nước Trung và Đông Âu. – Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. |
Là lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. – Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết cục |
1918-1923 |
Khủng hoảng kinh tế – chính trị ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa. Cao trào cách mạng ở châu Âu |
– Kinh tế các nước CNTB không ổn định – Cao trào cách mạng 1918 -1923 dâng cao |
Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản thành lập (1919) |
1923- 1929 |
Thời kì ổn định tạm thời |
– Kinh tế các nước tư bản ổn định và phát triển, đặc biệt là Mĩ. – Kinh tế bộc lộ nhiều nhược điểm. |
Giai đoạn ổn định tạm thời nhưng ẩn chứa nhiều mầm mống dẫn đến khủng hoảng. |
1929- 1933 |
Khủng hoảng kinh tế thế giới |
– Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, lan rộng khắp thế giới, tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị các nước tư bản, làm xã hội rối loạn. – Phong trào cách mạng bùng nổ. |
Các nước tư bản lối thoát bằng những cách khác nhau: cải cách kinh tế, xã hội (Anh, Pháp, Mĩ), hoặc thiết lập chế độ phát xít (Đức, I-ta-li-a, Nhật) |
3.Các nước châu Á:
Trả lời:
Diễn biến chính |
Kết quả, ý nghĩa |
||
Bài tập 4 trang 89 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933, các nước tư bản đã tiến hành những biện pháp gì ?
1. Anh – Pháp – Mĩ
2. Đức – l-ta-li-a – Nhật Bản
Trả lời:
1.Anh – Pháp – Mĩ: do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống V_O nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội….(Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven)
2. Đức – l-ta-li-a – Nhật Bản: do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay…nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
Bài tập 5 trang 89 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai khi nhận định về lịch sử thế giới thời kỳ 1917-1945.
|
Thời kì này, diễn ra những chuyển biến quan trọng trong nền sản xuất vật chất của nhân loại, làm thay đổi đời sống chính trị và văn hoá của các dân tộc. |
|
Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của phong trào cách mạng thế giới, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành với 12 nước | |
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên thành lập. |
|
Đây là thời kì thăng trầm, đầy kịch tính của chủ nghĩa tư bản. |
|
Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới nhằm giành hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. |
Trả lời:
S |
Thời kì này, diễn ra những chuyển biến quan trọng trong nền sản xuất vật chất của nhân loại, làm thay đổi đời sống chính trị và văn hoá của các dân tộc. |
Đ |
Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của phong trào cách mạng thế giới, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
S | Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành với 12 nước |
S |
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên thành lập. |
Đ |
Đây là thời kì thăng trầm, đầy kịch tính của chủ nghĩa tư bản. |
Đ |
Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới nhằm giành hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. |
Bài tập 6 trang 90 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Dựa vào kiến thức lịch sử Việt Nam, trình bày sự tác động của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) đến tình hình cách mạng Việt Nam thời kì này.
Trả lời:
1. Tác động cách mạng Tháng mười Nga 1917
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
– Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
– Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
– Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và những tác động của nó đối với xã hội Việt Nam
Trong giai đoạn 1929–1933, các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và đế quốc Pháp nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:
+ Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp => Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ.
+ Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được => Ruộng đất bị bỏ hoang.
=> Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn…, làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng:
+ Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền lương bị giảm từ 30 đến 50%.
+ Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
+ Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.
+ Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất.
– Thêm vào đó, thực dân Pháp còn tăng sưu thế lên gấp 2, 3 lần và đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam… làm cho cuộc sống của người dân lao động khốn khổ đến tột cùng.
Nội dung cơ bản của đại hội VII Quốc tế cộng sản ( 7- 1935)
3. Đại hội VII của Quốc tế 3 (họp vào tháng 7/1935) tại Matxcơva đã thông qua nhiều quyết định quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hoàn cảnh và nội dung của Đại hội ảnh hưởng tới Việt Nam, đó là:
• Đại hội xác định kẻ thù của cách mạng thế giới là Chủ nghĩa phát xít .
• Xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình nhân loại.
• Đại hội kêu gọi các Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đoàn kết thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất chống phát xít.
Tác động của nó tới tình hình Việt Nam những năm 1936 – 1939:
– Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII. Sau khi về nước, tháng 7 – 1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Hội nghị phân tích tình hình thế giới và trong nước, đề ra những đường lối chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng phù hợp với sự phát triển mới của cách mạng thế giới cũng như chủ trương của Quốc tế 3. Cụ thể, sự tác động đó thể hiện qua phong trào dân chủ 1936 – 1939:
+ Xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
+ Xác định phương pháp đấu tranh: kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
+ Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên là mặt trận dân chủ Đông Dương)
Kết luận: Những tác động to lớn trên chứng tỏ cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận của Cách mạng Thế giới, chịu ảnh hưởng của cách mạng thế giới và đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của quốc tế 3.
4. Ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Việt Nam
– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
– Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh lên cầm quyền.
– Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.
– Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.
– Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !