Bài 3: Trung Quốc – SBT

B. tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.

Bài tập 1 trang 8 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Chiến tranh thuốc phiện diễn ra trong thời gian

A. từ tháng 6-1804 đến tháng 8-1812.

B. từ tháng 8-1840 đến tháng 6-1842.

C. từ tháng 6-1840 đến tháng 8-1842.

D. từ tháng 10-1840 đến tháng 8-1842.

Trả lời: C

2. Hiệp ước Nam Kinh đã

A. thể hiện sự bạc nhược của chính quyền Mãn Thanh.

B. tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.

C. đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Trả lời: C

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911) là

A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn.

B. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.

C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

D. lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

Trả lời: C 


Bài tập 2 trang 9 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 2: Chiến tranh thuốc phiện đã dẫn đến hậu quả gì đổi với Trung Quốc ?

Trả lời:

Chiến tranh thuốc phiện đã với sự tấn công như vũ bão của quân Anh, triều đình Thanh hoang mang lo sợ và trong một thời gian rất ngắn đã đầu hàng. Và đồng ý ký kết hiệp ước Nam Kinh (bán quyền lợi của dân tộc Trung Hoa), nội dung bao gồm: Triều đình nhà Thanh phải bồi thường 2100 vạn ngân lượng cho chính phủ Anh, nhượng đảo Hồng Kông, khu vực mới mở rộng của Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải…

Đây được coi là điều ước không bình đẳng mà quân ngoại quốc đã ép buộc Trung Quốc phải ký kết. Trung Quốc từ đây trở thành một đất nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. 


Bài tập 3 trang 10 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 3: Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B cho phù hợp. 

1. Từ giữa thế kỉ XIX

 

a) Cuộc vận động Duy tân (do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng) bầt đầu.

2. Ngày 1-1-1851

b) Nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến

3. Năm 1898

c) Phong trào Nghĩa Hoà đoàn bùng nổ ở Sơn Đông, rồi lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây nhằm tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh; bị liên quân 8 nước đàn áp, phong trào đã thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất và thiếu vũ khí.

4. Ngày 21-9-1898

d) Khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc bùng nổ.

5. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

đ) Nhà Mãn Thanh kí Điều ước Tân Sửu, đầu hàng các nước đế quốc. Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

6. Năm 1901

e) Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, chấm dứt hơn 100 ngày vận động Duy tân ở Trung Quốc.

Trả lời:

1- b

2- d

3- a

4- e

5- c

6-đ


Bài tập 4 trang 10 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 4: Hãy nêu nội dung cơ bản học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Trả lời:

Nội dung cơ bản học thuyết Tôn Trung Sơn là học thuyết Tam dân:

– Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân. Trong đó nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”


Bài tập 5 trang 11 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 5: Điền các sự kiện tương ứng với mốc thời gian trong bảng sau để phản ánh đúng diễn biến của phong trào cách mạng ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1905

 

Tháng 8-1905

 

Ngày 9-5-1911

 

Ngày 10-10-1911

 

Ngày 29-12-1911

 

Tháng 2-1912

 

Ngày 6-3-1912

 

 

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1905

Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc lan rộng khắp các tỉnh

Tháng 8-1905

Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội – chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

Ngày 9-5-1911 

Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “quốc hữu hoá đường sắt”

=> Tạo sự căm phẫn trong quần chúng nhân dân và tầng lớp tư sản => châm ngòi cho cách mạng

Ngày 10-10-1911

Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương

Ngày 29-12-1911

Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc.

   Tháng 2-1912

 Tôn Trung Sơn từ chức

Ngày 6-3-1912

Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.


Bài tập 6 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 6: Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?

Trả lời:

Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

– Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.

– Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.

-Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất


Bài tập 7 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 7: Nêu nhận xét về phong trao đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

Trả lời:

– Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX diễn ra hết sức sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp cả nước

– Hình thức đấu tranh phong phú và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

– Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giai cấp Tư sản lớn mạnh đã thành lập được chính đảng của giai cấp và lãnh đạo cách mạng đến đỉnh cao

– Cũng có kết quả nhất định nhưng sức ảnh hưởng chưa lớn vì: Kết quả đều thất bại do bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu. Nhưng để lại bài học kinh nghiệm to lớn và thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Trung Quốc…


Bài tập 8 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

BÀI TẬP 8: 

Giải ô chữ: Một số nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và nêu một vài thông tin về nội dung ở chữ đậm hàng dọc.

–   Ô chữ hàng ngang:

  1. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời năm 1905.
  2. Cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Tôn Trung Sơn.
  3. Cuộc khởi nghĩa do Đổng Minh hội phát động ngày 10-10-1911.
  4. Tên ông vua trị vì ở Trung Quốc trong những năm cuối thể kỉ XIX.
  5. Một trong hai nhà nho yêu nước ở Trung Quốc đã lãnh đạo cuộc vận động Duy tân.
  6. Một cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu cuối thế kỉ XIX.
  7. Người được Quốc dân đại hội bầu làm Đại Tổng thống đứng đầu Chính phủ làm thời năm 1911
  8. Tên một đại thần của triều đình Mãn Thanh giữ chức Đại Tổng thống khi vua Thanh thoái vị. 

– Ô  chữ đậm hàng dọc: Tên triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc. 

 Trả lời: 

– Hàng ngang: 

1. Đồng minh hội 

2.Cách mạng Tân Hợi 

3. Vũ Xương 

4. Quang Tự 

5. Khang Hữu Vi 

6. Nghĩa Hoà Đoàn

7. Tôn Trung Sơn 

8. Viên Thế Khải

– Nội dung ô chữ đậm hàng dọc: Mãn Thanh

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web