Bài tập 1 trang 30, 31, 32 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là :
A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.
B. người dân Ấn Độ phần lớn theo đạo Hồi
C. trình độ kinh tế – quân sự của Ấn Độ kém phát triển.
D. địa hỉnh Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.
Trả lời: Chọn A
2. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi
A. người Thổ.
B. người Mông cổ.
C. người Hồi giáo gốc Trung Á.
D. người Hồi giáo vùng Lưỡng Hà.
Trả lời: Chọn C
3. Chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ là :
A. truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu.
B. tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội
C. cũng có những chính sách mém mỏng để giữ yên đất nước.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: Chọn D
4. Vương triều Hồi giáo Đêli tồn tại trong khoảng thời gian
A. hơn 100 năm. C. hơn 300 năm.
B. hơn 200 năm. D. hơn 400 năm.
Trả lời: Chọn C
5. Nét nổi bật trong tình hình Ấn Độ dưới thời Vương triều Hồi giáo Đêli là :
A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của nước Ấn Độ, của người Ấn Độ.
B. Diễn ra sự giao lưu văn hoá Đông (văn hoá Ấn Độ) – Tây (văn hoá Arập Hồi giáo),
C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyển bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á.
D. Cả B, C đều đúng.
Trả lời: Chọn D
6. Người thiết lập Vương triều Môgôn ở Ấn Độ là
A. Timua Leng. C. Babua.
B. Acơba. D. Giahanghia.
Trả lời: Chọn B
7. Vương triều Môgôn là của
A. người gốc Thổ theo Hồi giáo.
B. người Hồi giáo gốc Mông cổ.
C. người Hồi giáo gốc Trung Á
D. người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà
Trả lời: Chọn B
8. Điểm khác của Vương triều Môgôn so với Vương triều Hồi giáo Đêli là
A. vương triều ngoại tộc.
B. theo Hồi giáo.
C. bị Ấn Độ hoá
D. xuất hiện vị vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Ấn Độ.
Trả lời: Chọn D
9. Ý nào sau đây giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của Vương triéu Môgôn – được nhân dân Ấn Độ tôn là “Đấng chí tôn” ?
A. ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
B. ông đã thực hiện hoà hợp dân tộc, hoà hợp tôn giáo.
C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế.
D. Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hoá, nghệ thuật.
Trả lời: Chọn B
Bài tập 2 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 2. Hãy ghép nội dung lịch sử ở cột bên phải với mốc thời gian ở cột bên trái sao cho phù hợp.
Niên đại |
Nội dung lịch sử |
1. 1206- 1526 |
a. Vương triều Môgôn |
2. 1526- 1707 |
b. Vương triều Hồi giáo Đêli |
3. 1556- 1605 |
c. Ấn Độ bắt đầu bị thực dân Anh xâm chiếm |
4. 1605- 1627 |
d. Thời kỉ trị vì của Acơba |
5. Nửa cuối thế kỉ XVIII |
|
Trả lời:
1 – b; 2 – a; 3 – d; 5 – c
Bài tập 3 trang 32 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 3. Hãy hoàn thiện sơ đồ sau đây để thấy được các giai đoạn phát triển của Ấn Độ thời cổ, trung đại.
Trả lời:
Bài tập 4 trang 33 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 4. Hãy so sánh hai vương triều : Hồi giáo Đêli và Hồi giáo Môgôn trong lịch sử Ấn Độ
Trả lời:
– cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
– tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
– áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ
KHÁC NHAU:
* HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
– năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI
– chính sách cai trị:
+ truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+ tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+ văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
* ẤN ĐỘ MÔGÔN:
– vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều MOGÔN (1526-1707)
– chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua Acoba (1556-1605)
+ xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+ xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
Bài tập 5 trang 33 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 5. Tại sao nói: Giai đoạn trị vì của Acơba là đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ?
Trả lời:
Giai đoạn trị vì của Acơba là đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ vì những chính sách của Acoba làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tự mới, đất nước thịnh vượng. Vua A – cơ – ba (1556-1707) tài giỏi đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, xây dựng khối hòa hợp dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ và được xem như một vị anh hùng dân tộc.
Bài tập 6 trang 33 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 6. Sự đa dạng của văn hoá Ấn Độ thời trung đại thể hiện như thế nào ?
Trả lời:
Văn hoá Ấn Độ có nề văn hóa phát triển đa dạng thể hiện ở:
– Là quê hương của nhiều tôn giáo: Phật giáo, Bàlamôn giáo, Hồi giáo
– Dân cư và ngôn ngữ khác nhau tạo nhiều nền văn hóa khác nhau
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !