Đề kiểm tra 1 tiết học kì I Lịch sử 10 – SBT

Đề kiểm tra 1 tiết học kì I trang 34, 35 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào năm

A. 441 TCN.                 C. 221 TCN.

B. 331 TCN.                 D. 121 TCN.

Trả lời: Chọn C

2. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến dưới thời Đường

A. đẩy mạnh phát triển kinh tế.

B. bộ máy cai trị hoàn chỉnh.

C. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

D. chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.

Trả lời: Chọn D

3. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc

A. đầu thế kỉ VIII, dưới triều Đường.          

B. đầu thế kỉ XI, dưới triều Tống.

C. đầu thế kỉ XVI, dưới triều Minh.    

D. đầu thế kỉ XVIII, dưới triều Thanh.

Trả lời: Chọn C

4. Nhân vật lịch sử Asôca là

A. vị vua kiệt xuất nhất của nước Magađa cổ đại.

B. thủ lĩnh của Phật giáo Ấn Độ

C. triết gia Ấn Độ cổ đại.

D. người thống nhất các vương quốc nhỏ, lập ra nhà nước Ấn Độ phong kiến

Trả lời: Chọn A

5. Thời Vương triều Đêli, tôn giáo được ưu tiên phát triển ở Ấn Độ là

A. Phật giáo.             C. Hồi giáo.

B. Ấn Độ giáo           D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Trả lời: Chọn C

6. Vương triều Môgôn là vương triếu do

A. người Mông cổ xâm lược và lập nên.

B. một bộ phận dân Trung  Á tự nhận dòng dõi Mông cổ xâm lược và lập nên.

C. người Thổ Nhĩ Kì xâm lược và lập nên

D. người Ai Cập xâm lược và lập nên.

Trả lời: Chọn B

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Trình bày những nét chính về quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc.

Trả lời:

Những nét chính về quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc:

– Năm 221 TCN, Tán là nước có tiém lực kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất đượ: Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi vua, chế độ phong kiến hình thành.

– Sau 15 năm, vào năm 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục được xác lập.

– Năm 618, Lý Uyên đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi vua, lập ra nhà Đường Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

– Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngỡ vua, lập ra nhà Minh (1368 – 1644). Nhà Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trunc Quốc.

– Năm 1644, khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh, nhưng lại bị người Mãn xâm chiếm, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911). Dưới thời Thanh, mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt; tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Chế độ phong kiến ngày càng suy sụp.

Câu 2 (2 điểm). Hãy cho biết tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc?

Trả lời: 

Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc :

 – Thời Tần – Hán :

+ ở Trung ương : Hoàng đế có quyến tối cao, bên dưới có Thừa tướng (quan văn) Thái uý (quan võ) và các quan coi giữ các mặt khác.

+ Tại địa phương, chia thành quận, huyện với các chức Thái thú và Huyện lệnh, phải chấp hành mệnh lệnh của nhà vua.

– Dưới thời Đường, bộ máy chính quyền từng bước được hoàn chỉnh từ trung ương xuống địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

+ Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) cai trị vùng biên cương.

+ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử.

– Đến thời nhà Minh, nhà nước quan tâm đến xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền bằng việc :

+ Bỏ chức Thái uý và Thừa tướng, vua nắm quân đội.

+ Lập ra sáu bộ do các quan thượng thư phụ trách từng bộ : Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ.

+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp các quan ở tỉnh.

– Nhà Thanh đã củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện :

+ Chính sách áp bức dân tộc.

+ Mua chuộc địa chủ, thu hút người Hán vào bộ máy quan lại.

Câu 3 (2 điểm). Chứng minh sự phát triển của văn hoá Ấn Độ thời Vương triều Gúpta. Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hoá nước ta như thế nào?

Trả lời:

– Sự phát triển của văn hoá Ấn Độ dưới thời Gúpta :

+ Đạo Phật tiếp tục được phát triển khắp Ấn Độ và truyền bá ra nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá).

+ Ấn Độ giáo hay đạo Hinđu ra đời và phát triển, thờ các vị thần chính : thần Sáng tạo thế giới, thần Huỷ diệt, thần Bảo hộ, thần Sấm sét. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với những phong cách nghệ thuật độc đáo.

+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskr:

– Người Ấn Độ đã truyền bá văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống ra bên ngoài, trong đó khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chăm, chữ viết của người Chăm, đạo Phật, đạo Hinđu).

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web