Bài 24: Vùng biển Việt Nam.

Em hãy tìm trên hình 24.1 (SGK trang 87) vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên.
Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?
Trả lời
- Tìm trên hình 24.1 vị trí các có biển: Ma-lắc-ca, Gas-pa, Ca-li-man-la, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan. Quỳnh Châu; các vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.
- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2 tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.

Xem thêmBài 24: Vùng biển Việt Nam.

Bài 22: Việt Nam – đất nước, con người.

Quan sát hình 17.1 (SGK trang 58) hãy cho biết:
- Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Trả lời
- Việt Nam gắn liền với châu Á và trong khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam có biển Đông, một bộ phận của Thái Bình Dương.
- Trên đất liền, Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia; vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.

Xem thêmBài 22: Việt Nam – đất nước, con người.

Bài 21: Con người và môi trường địa lí

Dựa vào hình 21.1 (SGK trang 74) và kiến thức đã học, cho biết: Hoạt động nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào?
Trả lời
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra rất đa dạng. Con người đã khai thác các kiểu, loại khí hậu, các dạng địa hình khác nhau để trồng cây lương thực (lúa mì, lúa gạo), cây công nghiệp (bông), cây ăn quả (chuối) và phát triển chăn nuôi (nuôi cừu). Các hoạt động này diễn ra trên rất nhiều vùng lãnh thổ của bề mặt đất. Sự phân bố của chúng bị chi phối trước hết ở các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, liên quan trực tiếp tới điều kiện khí hậu.

Xem thêmBài 21: Con người và môi trường địa lí

Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

Dựa vào hình 15.1 (SGK trang 52) cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?
- Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.
Trả lời
* Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam; Lào ờ phía đông bắc; Thái Lan ở phía bắc và tây bắc. Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
- Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.

Xem thêmBài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Quan sát hình 17.1 (SGK trang 58), cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đồng Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?
Trả lời
- Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

Xem thêmBài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Dựa vào bảng 16.1 (SGK trang 54), hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 - 1996; 1998 - 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).
Trả lời
- Giai đoạn 1990- 1996:
+ Các nước có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.
+ Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
- Giai đoạn 1998 - 2000:
+ Trong năm 1998, các nước không có sự tăng trưởng (In-đô-nê-xi-a, Phi- líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước); các nước có mức tăng trưởng giảm nhưng không lớn lắm (Việt Nam, Xin-ga-po).
+ Trong năm 2000, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê- xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan) và trên 6%/năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).
- So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.

Xem thêmBài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
Chuyển hướng trang web