Phản ứng Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
1. Phương trình phản ứng Clo tác dụng với nước
Cl2+ H2O ⇄ HCl + HClO
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Tiến hành phản ứng Clo tác dụng với nước
Khi tan trong nước, một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohidric và axit hipoclorơ.
Trong phản ứng trên, clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử vì một phân nguyên tử Cl bị oxi hóa thành Cl+1, một nguyên tửu Cl bị khử thành Cl-1. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch do HClO là chất oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa HCl thành Cl2 và H2O. Cũng do HClO là chất oxi hóa mạnh nên nước Clo có tính tẩy màu.
4. Tính chất hoá học của Clo
4.1. Tác dụng với kim loại
Đa số kim loại và có to để khơi màu phản ứng tạo muối clorua (có hoá trị cao nhất )
4.2. Tác dụng với phi kim
(cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
4.3. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm
Cl2 tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxi hóa, vừa là chất khử.
a. Tác dụng với nuớc
Khi hoà tan vào nước, một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)
Cl20 + H2O → HCl + HClO (Axit hipoclorơ)
Axit hipoclorơ có tính oxy hoá mạnh, nó phá hửy các màu vì thế nước clo hay clo ẩm có tính tẩy màu do.
b. Tác dụng với dung dịch bazơ
4.4. Tác dụng với muối của các halogen khác
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
4.5. Tác dụng với chất khử khác
4.6. Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng phân huỷ với một số hợp chất hữu cơ
4.7. Ứng dụng
Ứng dụng chủ yếu nhất của clo là dùng để điều chế nhựa PVC cũng như các chất dẻo hay cao su. Ngoài ra, với tính oxi hóa và tính khử, CLORAMIN còn được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Clo còn là một trong những thành phần để điều chế nước javen tẩy trắng quần áo, vải sợi…
5. Tính chất hóa học của H2O
5.1. Nước tác dụng với kim loại
Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.
H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.
5.2. Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.
H2O + Oxit bazơ → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Li2O + H2O→ 2LiOH
K2O + H2O→ 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
5.3. Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
H2O + Oxit axit → Axit
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
6. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phản ứng Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO. Vai trong của clo là
A. chất khử.
B. chất oxi hóa, chất khử.
C. chất oxi hóa.
D. không là chất oxi hóa, chất khử.
Lời giải:
Câu 2. Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng
A. hoá học
B. vật lí và hoá học
C. vật lí
D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học
Lời giải:
Câu 3. Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước Clo
A. NaCl
B. CaSO4
C. Cu(NO3)2
D. KOH
Lời giải:
Câu 4. Nước clo có tính tẩy màu vì
A. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học
B. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu
C. clo hấp phụ được màu
D. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu
Lời giải:
Nước clo có tính tẩy màu vì clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Cl2 + NaBr → NaCl + Br2
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O
Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.