Phản ứng Cl2 + NaBr → NaCl + Br2
1. Phương trình phản ứng Sục khí Clo vào dung dịch NaBr
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
2. Điều kiện để phương trình phản ứng Cl2 ra Br2
Nhiệt độ thường
3. Sục khí clo vào dung dịch NaBr có hiện tượng
Cho khí clo đi qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua thì màu vàng lại biến mất. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím, thấy giấy quỳ hoá đỏ.
Clo đẩy brom ra khỏi muối :
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Nếu clo dư thì xảy ra phản ứng
5Cl2 + Br2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
Dung dịch sau phản ứng không màu, làm quỳ hóa đỏ.
4. Tính chất hóa học của Clo
4.1.Tác dụng với kim loại
Clo tác dụng với hầu hết các kim loại sinh ra muối clorua
2Na + Cl2 → 2NaCl
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm; tốc độ nhanh và tỏa nhiều nhiệt.
4.2. Tác dụng với hiđro
Ở nhiệt độ thường, khí clo không phản ứng với hiđro
Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ ( mạnh nhất khi tỉ lệ mol là 1:1)
H02 + Cl02 → H+1Cl−1
4.3. Tác dụng với nước
Một phần khí Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có H+1ClO là chất oxh rất mạnh.
0Cl2+ H2O ⇄ H−1Cl + H+1ClO
=> Khi Clo tan trong nước, diễn ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
4.4. Tác dụng với dung dịch kiềm
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
4.5. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử
Cl2 + 2FeCl2 2FeCl3
Cl2 + H2S 2HCl + S
4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4
Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
* Nhận xét:
Khi tham gia phản ứng với H2, kim loại và các chất khử, clo đóng vai trò là chất OXH
Khi tham gia phản ứng với H2O và dung dịch kiềm, Clo đóng vai trò vừa là chất OXH vừa là chất Khử.
4.6. Ứng dụng
Ứng dụng chủ yếu nhất của clo là dùng để điều chế nhựa PVC cũng như các chất dẻo hay cao su. Ngoài ra, với tính oxi hóa và tính khử, CLORAMIN còn được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Clo còn là một trong những thành phần để điều chế nước javen tẩy trắng quần áo, vải sợi…
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Thực hiện thí nghiệm sau: Sục clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr thì hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng, sau đó lại mất màu
B. Dung dịch có màu nâu
C. Không có hiện tượng gì
D. Dung dịch có màu vàng
Lời giải:
Sục khí clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr thì hiện tượng quan sát được là:
Dung dịch có màu nâu ví Br2 sinh ra có màu nâu đỏ:
Cl2 + KBr → KCl + Br2
Câu 2. Cho phương trình phản ứng sau: Cl2 + 2NaBr→ 2NaCl + Br2
Xác định vai trò của Clo trong phản ứng trên:
A. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
B. Chất oxi hóa
C. Chất khử
D. Môi trường
Lời giải:
Câu 3. Cho các phản ứng sau:
(1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
(2) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
(3) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2
(4) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
(5) F2+ 2NaCl → 2NaF + Cl2
(6) HF + AgNO3→ AgF + HNO3
(7) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
(8) PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr
Số phương trình hóa học viết đúng là
A. 6
B. 7
C. 5
D. 8
Lời giải:
Phản ứng đúng là: (1) (2) (4) (7) (8)
(1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
(2) Br2+ 2NaI → 2NaBr + I2
(4) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3+ 10HCl
(7) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
(8) PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr
Vì HF là axit yếu, không phản ứng để sinh ra axit mạnh được.
Câu 4. Cho khí Clo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaBr và NaI, thu được 1,17 gam NaCl. Số mol hỗn hợp NaBr và NaI đã tác dụng với clo là
A. 0,3 mol
B. 0,04 mol
C. 0,05 mol
D. 0,10 mol
Lời giải:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
=> nNaBr+ nNaI = nNaClthu được = 0,02 mol
Câu 5. Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết Clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất:
A. HCl, HClO
B. HClO, Cl2, H2O
C. H2O, HCl, HClO
D. H2O, HCl, HClO, Cl2
Lời giải:
Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước:
H2O + Cl2 → HCl + HClO (axit clohiđric và axit hipoclorơ)
Ngoài ra clo tan trong nước theo kiểu vật lí
=> trong nước clo có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. HI và I2 đều làm hồ tinh bột hóa xanh.
B. Nước clo có thể làm mất màu quỳ tím.
C. Nước clo, nước Gia-ven và clorua vôi đều có tính sát trùng và tẩy màu.
D. Brom dễ tan trong dung môi hữu cơ.
Lời giải:
Câu 7. Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:
A. Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
B. Hidroclorua làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
C. Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, bạc.
D. Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
Lời giải:
A đúng Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
B đúng Hidroclorua làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
D đúng Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
C sai vì HCl không hòa tan được Ag (Bạc).
Câu 8. Sục khí Clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam so với ban đầu. Lượng Clo đã tham gia phản ứng là:
A. 0,1 mol.
B. 0,05 mol.
C. 0,02 mol.
D. 0,01 mol.
Lời giải:
Gọi số mol Cl2 phản ứng là x
Tổng quát: Cl2 + 2Br → Br2 + 2Cl–
Mol x → 2x → 2x
=> mmuối giảm= mBr- – mCl- = 80.2x – 35,5.2x = 4,45
=> x = 0,05 mol
Câu 9. Nhỏ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch sau: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy
A. Cả bốn dung dịch đều tạo kết tủa.
B. Có ba dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.
C. Có hai dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.
D. Có một dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.
Lời giải:
AgCl, AgBr, AgI đều tạo kết tủa
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
NaI + AgNO3 → NaNO3 + AgI (↓)
NaBr + AgNO3 → NaNO3+ AgBr (↓)
Chỉ có AgF tan.
Câu 10. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước Clo vào dung dịch KI
A. Không có hiện tượng gì.
B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Lời giải:
Clo sẽ tác dụng với KI tạo ra I2, I2 sẽ tác dụng với hồ tinh bột làm cho dung dịch có màu xanh tím đặc trưng
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 + tinh bột → màu xanh tím
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O
Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
N2 + H2 → NH3
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.