Phản ứng CuO + HCl → CuCl2 + H2O
1. Phương trình phản ứng CuO ra CuCl2
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
2. Điều kiện phản ứng HCl ra CuCl2
Không có
3. Hiện tượng phản ứng HCl ra CuCl2
Chất rắn màu đen Đồng II Oxit (CuO) tan dần trong dung dịch, dung dịch xuất hiện màu xanh lam.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của CuO (Đồng oxit)
CuO là một oxit bazo tác dụng được với axit như HCl, HNO3,…
4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)
HCl là một axit mạnh tác dụng được với oxit bazo.
5. Mở rộng kiến thức về CuO
5.1. Tính chất vật lí và nhận biết
– Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước, nóng chảy ở 1148độC.
– Nhận biết: Dẫn khí H2 dư qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng, sau một thời gian thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu).
H2 + CuO H2O + Cu
5.2. Tính chất hóa học
– Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.
– Dễ bị khử về kim loại đồng.
a. Tác dụng với axít
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
b. Tác dụng với oxit axit
3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2
c. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO…
H2 + CuO H2O + Cu
CO + CuO CO2 + Cu
5.3. Điều chế
Đốt cháy kim loại đồng trong oxi:
Cu + O2 CuO
5.4. Ứng dụng của CuO
– Trong thủy tinh,gốm
– Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường ôxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men.
– Oxit đồng là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng crazing do hệ số giãn nở nhiệt cao.
– CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.
6. Tính chất hóa học của HCl
Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.
6.1. Tác dụng chất chỉ thị
Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
HCl → H+ + Cl–
6.2. Tác dụng với kim loại
Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Cu + HCl → không có phản ứng
6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo
Sản phẩm tạo muối và nước
NaOH + HCl → NaCl + H2 O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2 O
Fe2 O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2 O
6.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
(dùng để nhận biết gốc clorua )
Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl + 2H2 O
K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O
Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)
3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O
NOCl → NO + Cl
Au + 3Cl → AuCl3
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm để điều chế HCl người ta sử dụng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp sunfat
B. Phương pháp tổng hợp
C. Clo hóa các hợp chất hữu cơ
D. Sử dụng phương pháp khác
Lời giải:
Trong phòng thí nghiệm, khí HCl được điều chế bằng cách cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đậm đặc và đun nóng.
Hay còn gọi là phương pháp sunfat. Rồi hấp thụ vào nước để thu được dung dịch axit HCl
Phương trình phản ứng điều chế
Ở nhiệt độ < 250oC:
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
Ở nhiệt độ ≥ 400oC:
2NaCl + H2SO4→ Na2SO4 + 2HCl
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng
A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crôm
B. Đồng thanh là hợp kim của đồng và thiếc
C. Cr(VI) oxit vừa là một oxit axit có tính oxi hóa mạnh.
D. Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp MgCl2 và HCl thì xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.
Lời giải:
Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp MgCl2 và HCl thì xảy ra quá trình ăn mòn hóa học.
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Lời giải:
(a) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(b) H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
(c) 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
(d) S + Pb → PbS
Câu 4. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?
A. Làm thức ăn cho người và gia súc
B. Làm dịch truyền trong y tế
C. Điều chế Cl2, HCl, Nước Javen
D. Khử chua cho đất
Lời giải:
Câu 5. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím
A. hóa đỏ.
B. hóa xanh.
C. không đổi màu.
D. mất màu.
Lời giải:
Câu 6. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
Lời giải:
Cu, Ag không phản ứng với HCl => Loại
Fe tác dụng Cl2 tạo FeCl3; Fe tác dụng HCl tạo FeCl2
Zn tác dụng với Cl2 và HCl đều tạo ZnCl2
Zn + Cl2→ ZnCl2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 7. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đăc, đun nóng.
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.
Lời giải:
Câu 8. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch HCl
A. BaCO3, Al2O3, Ca(OH)2, Al
B. Ag, CaO, CO2, Fe
C. Cu, MgO, KOH, CO2
D. CO2, Na2O, KOH, NaBr
Lời giải:
A: BaCO3, Al2O3, Ca(OH)2, Zn đều phản ứng được với axit HCl.
Các phương trình hóa học xảy ra:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Ca(OH)2 + 2HCl→ CaCl2 + 2H2O
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
B loại Ag, CO2
C loại Cu, CO2
D loại CO2, NaBr
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
CuO + H2 → Cu + H2O
CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.