Danh từ là gì? Một số nguyên tắc của danh từ?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về danh từ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững các danh từ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Danh từ

1. Khái niệm

– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… Trong một câu hoàn chỉnh danh từ thường làm chủ ngữ trong câu và thường đi kèm với từ chỉ số lượng bên cạnh đó, trong 1 câu bộ phận vị ngữ thường là các động từ.

– Ví dụ:

+ Từ chỉ sự vật: Cây bàng, con ong, cái bàn

+ Từ chỉ con người: Ông bà, cha mẹ, em gái, anh trai

2. Danh từ có chức năng gì?

– Danh từ đóng vai trò là chủ ngữ
Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp ( “ hoa hồng” đứng đầu câu đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu).

– Danh từ đóng vai trò là vị ngữ
Khi đóng vai trò là vị ngữ, danh từ cần có từ “ là” đứng trước.

Ví dụ: Tôi là học sinh ( Trong câu này “ học sinh” là danh từ đứng sau từ “là” và đảm nhận chức năng làm vị ngữ trong câu).

3. Một số nguyên tắc của danh từ

Ngoài định nghĩa về cụm danh từ, danh từ là gì bạn cũng cần biết về một số nguyên tắc của danh từ. Những nguyên tắc này khá đơn giản và dễ hiểu nhưng không phải ai cũng nhớ tới chúng:

Các danh từ được sử dụng để chỉ tên người, địa điểm nổi tiếng, tên con đường và các loại danh từ tương tự sẽ được viết hoa ký tự đầu tiên của từng âm tiết. Điều này tạo ra một dấu hiệu nhận biết danh từ riêng và các loại danh từ khác. Ví dụ: ‘Tôi yêu Việt Nam,…’
Đối với những danh từ riêng mượn từ ngôn ngữ nước ngoài, thường được chuyển ngữ sang Tiếng Việt bằng cách sử dụng dấu gạch nối giữa các từ. Ví dụ: ‘vắc-xin,…’

4. Các loại danh từ

4.1. Danh từ chung

Dùng để ám chỉ chung tên của các sự vật. Danh từ chung bao gồm cả danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

Trong đó, danh từ cụ thể thường chỉ đến những thực tế có thể được nhận biết thông qua giác quan:

Ví dụ:

Danh từ chỉ người: như bố, mẹ, học sinh, bộ đội,…
Danh từ chỉ vật: như bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,…
Danh từ chỉ hiện tượng: như nắng, mưa, gió, bão, động đất,…
Danh từ chỉ loại: như cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,…
Danh từ chỉ thời gian: như ngày, tháng, năm, giờ, phút,…
Danh từ chỉ tập thể: như cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,…
Bên cạnh đó, danh từ trừu tượng thường ám chỉ các khái niệm không thể nhìn thấy được bằng mắt:

Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, tư tưởng, tinh thần, cách mạng, lịch sử, hạnh phúc, cuộc sống, niềm vui, tình yêu,…

Phân biệt các loại danh từ trong Tiếng Việt

4.2. Danh từ riêng

Khác với định nghĩa danh từ chung là gì, danh từ riêng lại dùng để chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh, như:

Chỉ tên người: ví dụ như Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,…
Từ được sử dụng với ý nghĩa đặc biệt: như Người, Bác Hồ,…
Từ chỉ sự vật được nhân hoá: như Cún, Dế Mèn, Lúa,…
Từ chỉ tên địa phương: như Hà Nội, SaPa, Vũng Tàu,…
Từ chỉ địa danh: như Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,…
Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: như sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,…

5. Sơ đồ tổng kết

Danh từ là gì? Một số nguyên tắc của danh từ? (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Danh từ chung là gì? Vai trò của danh danh từ chung?

Danh từ riêng là gì? Chức năng của danh từ riêng?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web