Câu nghi vấn
1. Khái niệm
Câu nghi vấn là một dạng câu câu hỏi để giải đáp những điều chưa biết. Thông thường sẽ nêu lên quan điểm của bản thân về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Tuy nhiên quan điểm đó dựa trên suy đoán và không chắc chắn.
Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là có sự xuất hiện của các từ để hỏi. Chẳng hạn như: bao nhiêu, bao lâu, gì, sao, ai,…… và kết thúc câu thường dấu chấm hỏi.
2. Câu nghi vấn dùng để làm gì?
2.1. Câu nghi vấn dùng để hỏi
Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi. Nó thể hiện thái độ nghi ngờ không chắc chắn và cần phải kiểm tra, xác định lại.
Một số ví dụ như:
- Mày làm bài này à?
- Cậu nói thật á?
b) Chức năng cầu khiến được sử dụng trong câu nghi vấn
Không chỉ dùng để hỏi, chúng còn có chức năng cầu khiến hay yêu cầu làm một việc nào đó. Có nhiều bạn sẽ gặp khó khăn để nhận biết được chức năng này. Để gọi tên chức năng cho đúng bạn cần phải đặt trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
c) Các chức năng khác của câu nghi vấn
Ngoài ra còn một số chức năng khác của câu nghi vấn như:
– Chúng dùng để khẳng định một sự việc nào đó sẽ xảy ra.
Ví dụ như: “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
– Dùng để loại bỏ, phủ định, bác bỏ đi một ý kiến nào đó đã được đưa ra.
Ví dụ như: “ Sao cậu lo xa thế?”
Trong các sáng tác của thơ văn thì chức năng này được sử dụng khá phổ biến. Chúng dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết là tác giả. Ví dụ như: “Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay”
3. Từ nghi vấn trong câu nghi vấn có điểm gì khác so với từ phiếm định
Có nhiều bạn nhầm tưởng rằng cứ trong câu có các từ để hỏi như: gì, đâu, ai,… thì là câu nghi vấn. Thế nhưng tùy vào tình huống hoàn cảnh khác nhau để có thể phân biệt. Trong câu đó là chúng thuộc nhóm từ nghi vấn hay nhóm từ phiếm định.
Từ nghi vấn được sử dụng trong câu dùng để thể hiện sự chưa chắc chắn vẫn còn nghi ngờ. Cần một lời giải đáp cụ thể chi tiết và chuẩn xác từ chủ thể. Đại từ phiếm định được sử dụng để chỉ một nhân vật nào đó không cụ thể. Tại một không gian không được xác định.
Ví dụ như: “ Điều gì đối với tôi bây giờ đều không cần thiết” Chúng khác với câu: “Mày biết điều gì về anh ấy?”
Trong câu đầu tiên từ “điều gì” là đại từ phiếm định. Chúng chỉ một sự việc chung chung không cụ thể. Tuy nhiên trong câu thứ hai từ “gì “ được dùng với mục đích là hỏi.
Tùy từng trường hợp mà cách kết hợp từ là từ nghi vấn. Tuy nhiên cũng có trường hợp các kết hợp khác trở thành từ phiếm định.
Những từ: ai, nào, đâu,… đứng sau một số từ phủ định như: “Không, chẳng”. Khi kết hợp chúng lại sẽ tạo thành từ phiếm định
Trong một vài trường hợp khác những từ “ai, nào, gì,…” đứng trước và kết hợp những từ như “không, chẳng” lại với nhau tạo thành từ nghi vấn.
Chẳng hạn như: “ Không ai trong lớp muốn chơi với Mai cả?” – “ Ai không thích chơi với Mai?”. Ở đây từ “ai: trong câu đầu tiên là từ phiếm định. Từ “ai” trong câu thứ hai là từ nghi vấn.
Những từ phiếm định hay có các kết cấu đối ứng dễ nhận biết. Cụ thể như: “ai… nấy”, “đâu…. đấy” hay “gì…. nấy”,… Chẳng hạn như: Ai nấy đều chăm chỉ làm bài/ Ở đâu có đồ ngọt ở đấy có ruồi
Trong một số trường hợp sau sẽ không phải là câu nghi vấn: các từ lặp lại là “đâu đâu”, “nào nao” hay “gì gì”,… Ví dụ như: “ Nó cứ nói chuyện gì gì ý”, “Nó cứ đi đâu đâu không rõ nữa”
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Trắc nghiệm Câu nghi vấn (tiếp theo)
Trắc nghiệm Câu nghi vấn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.