Đề bài
Câu 1: (4.0 điểm) Vận dụng cao
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể” còn Nelson Mandela lại khẳng định: “Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc”
Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2: (6 điểm) Vận dụng cao
Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”
(Theo giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư Phạm, 2016)
Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
*Nêu vấn đề.
*Giải thích vấn đề:
– Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể.
+ “Ước muốn”: thứ quá cao xa, không thực hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.
+ “Điều ta có thể” là sống theo những cái ta làm được, có thể tìm kiếm hạnh phúc từ những cái mình đang có, hoặc sẽ có trong tầm tay.
=> Cả câu nói khuyên con người ta cần phải sống hiện thực, tìm kiếm hạnh phúc và thành công từ những thứ nằm trong khả năng của mình, không nên viển vông, hão huyền.
– Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc.
+ “Người chiến thắng”: người gặt hái được những thành tựu nhất định.
+ “Ước mơ”: điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai.
+ “Không bao giờ bỏ cuộc”: luôn luôn giữ vững niềm tin, hành động cho dù mình có từng vấp ngã.
=> Câu nói khuyên con người ta phải biết sống có ước mơ và luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng.
– Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ hai câu nói ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, con người cần có ước mơ và phải cố gắng hết mình nhưng cần phải thực tế và tìm kiếm thành công trong giới hạn năng lực của mình.
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
– Tại sao còn người cần tìm kiếm thành công trong khả năng của mình?
+ Trong khả năng của mình, con người sẽ làm được một cách dễ dàng.
+ Nếu viển vông và thiếu thực tế, có thể cả đời bạn chỉ đi tìm những thứ xa vời, không thiết thực cho đời sống của mình.
+ Cuộc sống luôn có những thách thức, mình cần phải sống thực tế và biết nhìn nhận hoàn cảnh, năng lực của mình một cách thích đáng.
– Tại sao con người cần có ước mơ và cần nỗ lực không ngừng?
+ Ước mơ giúp ta có động lực để thực hiện những dự định cũng như niềm đam mê của chính mình.
+ Ước mơ giống như một phần lãng mạn của cuộc sống. Nó giúp ta thăng hoa hơn, yêu đời hơn và nhiệt tình với những gì mình theo đuổi. Ước mơ giống như dầu bôi trơn trong một cỗ máy.
+ Những người biết ước mơ là những người có lý tưởng riêng.
+ Phải cố gắng không ngừng vì chỉ có sự cố gắng ta mới đạt được thành công. Thành công đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình trải nghiệm và nó cần được bắt đầu từ ngay hôm nay.
– Phê phán những con người sống thiếu thực tế và không biết ước mơ.
– Liên hệ bản thân.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề
– Giới thiệu nhận định
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du), Ánh trăng (Nguyễn Duy)
2. Giải thích vấn đề
– Chất thơ là những cái hay cái đẹp trong nội dung, tư tưởng, trong hình thức nghệ thuật, không chỉ vậy chất thơ còn nằm ở ngoài lời thơ cùng với đó là sự đồng điệu trong tâm hồn tác giả.
– Chỗ im lặng chính là những thanh âm trong trẻo, đẹp đẽ nằm ngoài lời thơ (ý tại ngôn ngoại)
=> Nhận xét đã khẳng định một tác phẩm nghệ thuật chân chính cần phải hay về nội dung, nghệ thuật mà còn phải có sự đồng điệu với tâm hồn tác giả.
3. Chứng minh vấn đề
a. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
– Giới thiệu nội dung đoạn trích
– Giá trị nội dung:
+ Cảnh ngộ cô đơn, bất hạnh, lẻ loi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
+ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ tha thiết cháy bỏng.
+ Nỗi buồn đau, cô đơn và dự cảm tương lai bất hạnh, đầy sóng gió của Thúy Kiều.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Sử dụng điệp từ “buồn trông” theo chiều tăng tiến diễn tả cảm xúc của nhân vật.
+ Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu đạt.
=> Qua đoạn trích ta không chỉ thấy được số phận bất hạnh của nàng Kiều mà còn thấy được trái tim nhân đạo bao la, ấm áp mà Nguyễn Du dành cho những người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều.
b. Bài thơ Ánh trăng
– Giới thiệu nội dung tác phẩm
– Giá trị nội dung:
+ Sự gắn bó của con người và vầng trăng trong quá khứ
+ Mối quan hệ giữa con người và vầng trăng trong hiện tại:
- Cuộc sống hòa bình làm con người quên đi người bạn khi xưa, vầng trăng chỉ như “người dưng” qua đường.
- Biến cố dẫn đến sự thức tỉnh của con người.
+ Sự thức tỉnh của con người.
– Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người. Đây cũng là lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình. Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
4. Bình luận
– Để có thể tạo ra chất thơ cho thơ, người sáng tác cần lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng sáng tạo.
– Viết bằng trái tim nhiệt huyết, đồng cảm.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây