Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2022

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: […] Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời,

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp, chúng ta cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thử đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen của chúng ta. Nhưng nếu một ngày, có người nói với chúng ta mặt trời sẽ không mọc nữa, chúng ta cảm thấy thế nào? Tôi nghĩ, phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống giống như tôi.

Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng chúng ta, cho chúng ta chỗ dựa, nhưng nếu một ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rằng đã quá muộn.

Vậy nên đừng tìm lí do…. dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thể nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi hạn vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn. Chỉ là chúng ta có nghĩ đến điều này hay không mà thôi.

(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi – Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2022, tr. 246, 247)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ảnh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời…

Câu 4: Từ lời khuyên: “Vậy nên đừng tìm lí do …. dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cải âm, hỏi hạn vài câu, đẩy chẳng phải chuyện khó khăn”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sau:

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hát chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.55, 56)

Bỗng nhận ra hương ổi

Phủ vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về…

(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 70)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ảnh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Mỗi khi nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời…

Phương pháp: Căn cứ bài so sánh, phân tích.

Cách giải:

– Biện pháp tu từ so sánh: Bố mẹ được ví với “mặt trời”.

– Tác dụng:

+ Sử dụng hình ảnh so sánh giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động.

+ Không chỉ vậy, sử dụng hình ảnh so sánh còn nhấn mạnh bố mẹ chính là cội nguồn của sự sống, đem ta đến thế giới này, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

Câu 4:

Từ lời khuyên: “Vậy nên đừng tìm lí do …. dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cải âm, hỏi hạn vài câu, đẩy chẳng phải chuyện khó khăn”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn từ 10 đến 14 dòng.

* Yêu cầu nội dung:

– Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

– Giải thích: Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ là những tình cảm chân thành là sự yêu thương, lo lắng mà con cái hướng tới cha mẹ mình.

– Sự quan tâm và tình cảm của con cai dành cho cha mẹ là điều cần thiết trong mỗi gia đình. Vì sao chúng ta phải quan tâm đến bố mẹ?

+ Cha mẹ là người yêu thương và có công ơn dưỡng dục với chúng ta vì thế việc quan tâm, yêu thương cha mẹ là bổn phận của mỗi người con.

+ Quan tâm đến cha mẹ là cách để rút ngắn khoảng cách thế hệ, gắn kết gia đình với nhau, tăng tính bền chặt trong mối quan hệ tình thân.

+ Quan tâm cha mẹ khiến con người trở nên trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng yêu thương.

– Sự quan tâm đến bố mẹ là những việc rất nhỏ bé, đơn giản: lời hỏi han, giúp đỡ việc nhà,…

– Mở rộng, liên hệ:

+ Phê phán những người con đối xử với cha mẹ một cách vô tâm, lạnh nhạt.

+ Luôn cố gắng bồi đắp tình yêu thương đối với cha mẹ mình.

II. LÀM VĂN: 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hát chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.55, 56)

Bỗng nhận ra hương ổi

Phủ vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về…

(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 70)

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và mùa thu trong hai tác phẩm.

2. Thân bài: Cảm nhận từng bức tranh

2.1. Bức tranh mùa xuân xứ Huế của Thanh Hải

– Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

2.2. Bức tranh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ của Hữu Thỉnh

– Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.

Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.

+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.

=> Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

2.3 Nhận xét

– Mỗi tác giả có những cảm nhận hết sức tinh tế về thiên nhiên và họ đã tìm ra những nét đặc sắc, riêng biệt trong mỗi mùa.

– Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có những sắc thái khác nhau:

+ Thiên nhiên của Thanh Hải là xứ Huệ mộng mơ với bông hoa tím biếc, với dòng sông xanh, … đâu đâu cũng ngập đầy sức sống.

+ Thiên nhiên của Hữu Thỉnh lại là những cảm xúc bâng khuâng, ngỡ ngàng khi mùa thu sang, với hương ổi nồng nàn, với cái gió se se, với làn sương mong mảnh. Tuy thu chưa thực sự rõ nét nhưng với sự tinh tế của mình Hữu Thỉnh đã giật mình nhật ra “Hình như thu đã về”.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây 

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web