Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích:
H’Hen Niê đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 trở thành niềm tự hào của gia đình và người dân buôn Sút M đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk. Lần đầu tiên trong lịch sử hoa hậu ở Việt Nam có một cô gái người dân tộc Ê đê được xướng tên cho ngôi vị vương miện cao quý. Thông tin về cô gái và gia cảnh của tân hoa hậu nhanh chóng được nhiều người quan tâm.
Ấn tượng mà H’Hen Niê để lại trong mắt khán giả là một cô gái có vẻ đẹp góc cạnh, thần thái thu hút cùng cách ứng xử thông minh và bản lĩnh. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, để có được ngày hôm nay, tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã phải trải qua một chặng đường dài với rất nhiều khó khăn và gian khổ.
H’Hen Niê sinh ra trong một gia đình làm nông, có 6 anh chị em, H’Hen Niê là con thứ 3 trong nhà. Gia đình của tân hoa hậu không phải khá giả lắm. Tổ ấm của họ là một căn nhà cấp 4 được xây dựng từ cách đây nhiều năm. Trước khi đến được với chiếc vương miện Hoa hậu, nhiều người đã không đặt nhiều hy vọng vào H’Hen Niê. Cô gái sinh năm 1992 cũng chia sẻ ngay từ những ngày đầu xuất hiện trong cuộc thi rằng, cô biết có nhiều người nghĩ cô nên rút lui vì một cô gái Ê đê, mái tóc ngắn và làn da nâu sẽ không thể nào đạt giải cao. Tuy nhiên, H’Hen Niê cho rằng cô còn trẻ nên cứ làm những gì mình muốn.
Với H’Hen Niê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 chính là nơi mà cô gái sinh năm 1992 ấy gửi gắm giấc mơ trở thành người phụ nữ truyền cảm hứng cho người khác. H’Hen Niê mong rằng câu chuyện của mình sẽ mang lại động lực tích cực đến những cô gái người dân tộc sẽ tự tin hơn trong cuộc sống. Sau đêm chung kết Hoa hậu, cô chia sẻ: “May mắn đã gọi tên tôi. Mọi người thấy đấy, một cô gái người dân tộc, có xuất phát điểm thấp, làn da nâu, mái tóc ngắn vẫn có thể chiến thắng”.
(Nguồn dẫn theo https://ione.vnexpress.net, ngày 08/01/2018)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Theo đoạn trích, ấn tượng mà H’Hen Niê để lại trong mắt khán giả như thế nào?
2. Anh/chị hãy chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?
3. Qua câu chuyện của H’Hen Niê, anh/chị rút ra cho mình bài học gì?
Câu 2. (3.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.
Câu 3. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
(Bằng Việt, Trích Bếp lửa, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.144)
Lời giải chi tiết
Câu 1:
1. Theo đoạn trích, ấn tượng mà H’Hen Niê để lại trong mắt khán giả như thế nào? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Ấn tượng mà H’Hen Niê để lại trong mắt khán giả là: cô gái có vẻ đẹp góc cạnh, thần thái thu hút cùng cách ứng xử thông minh, bản lĩnh.
2. Anh/chị hãy chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên? |
Phương pháp: Căn cứ bài lời dẫn trực tiếp.
Cách giải:
Lời dẫn trực tiếp là: “May mắn đã gọi tên tôi. Mọi người thấy đấy, một cô gái người dân tộc, có xuất phát điểm thấp, làn da nâu, mái tóc ngắn vẫn có thể chiến thắng”
3. Qua câu chuyện của H’Hen Niê, anh/chị rút ra cho mình bài học gì? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
HS rút ra bài học cho bản thân sao cho hợp lí.
Gợi ý:
– Bài học về việc dám nghĩ, dám làm.
– Bài học về dám ước mơ và theo đuổi ước mơ.
-…
Câu 2:
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ trong cuộc sống. |
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 250 chữ.
* Yêu cầu về nội dung:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ.
– Giải thích: Là đích đến, là khát vọng, là mong muốn mà mỗi người trong cuộc sống đều nỗ lực để đạt được.
-> Dám theo đuổi ước mơ mang lại cho người những ý nghĩa vô cùng tích cực.
* Ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ:
– Dám theo đuổi ước mơ khiến bản thân con người trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, kiên định với mục tiêu hơn.
– Dám theo đuổi ước mơ là bàn đạp đầu tiên giúp chúng ta ngày một hoàn thiện bản thân nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn.
– Dám theo đuổi ước mơ đồng nghĩa với việc dám đối đầu với thử thách rèn luyện cả về phẩm chất lẫn kĩ năng khiến con người dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách.
– Đôi khi ước mơ khiến chúng ta tìm ra những giá trị, thế mạnh mới của bản thân mà trước giờ chưa từng được khám phá.
– Đôi khi trên hành trình theo đuổi ước mơ con người sẽ gặp gỡ nhiều bạn mới và tiếp thu được nhiều tri thức có giá trị -> Cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
* Bàn luận:
– Để có thể đạt được ước mơ con người phải biết xác định mục tiêu đúng đắn cho riêng mình, gặp khó khăn gian khổ không nản chỉ, bỏ dở giữa đường. Luôn kiên định, nỗ lực để đạt được ước mơ của mình.
– Kiên định theo đuổi ước mơ không có nghĩa là không chịu tiếp thu đóng góp của người khác, cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để trau dồi bản thân tốt hơn.
Câu 3:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Bằng Việt, tác pẩm Bếp lửa.
– Giới thiệu khái quát nội dung đoạn trích: Những suy ngẫm về bà trong tâm trí của tác giả.
b. Thân bài:
* Vị trí đoạn trích: Đoạn thơ được trích tong phần cuối của tác phẩm khi tác giả suy ngẫm về hình ảnh của bà.
* Những suy ngẫm về bà trong tâm trí của tác giả:
– Người bà với vẻ đẹp của sự tảo tần, nhẫn nại.
+ Lận đận suốt một đời vì con cháu.
+ Đến tận bây giờ vẫn chẳng nghỉ ngơi.
– Người bà với tình yêu thương chan chứa dành cho cháu.
+ Điệp từ “nhóm”: gợi nhịp bập bùng của bếp lửa và sự bền bỉ của lòng bà.
+ Nhóm lên: Nhóm lên ngọn lửa của tình người nồng ấm giữa cuộc đời thiếu thốn. Nhóm lên ngọn lửa tâm hồn cháu để cháu biết yêu thương khoai sắn ngọt bùi, cháu biết vui trướ niềm vui bình dị nhất.
=> Bà là người khơi nguồn cho tất cả.
– Bà tạo nên sự chuyển hóa bất ngờ của bếp lửa: “Ôi kì lạ…”
+ Ôi + dấu “!”: sự mãnh liệt của cảm xúc.
+ Kì lạ: Bếp lửa là biểu hiện của tình bà, là sức mạnh của niềm tin, nghị lực. Bếp lửa thắp sáng tâm hồn cháu, giữ cho cháu một tuổi thơ vẹn nguyên, hạnh phúc.
+ Thiêng liêng: Bếp lửa là tổ ấm, là cội nguồn gia đình, là côi nguồn quê hương đất nước.
=> Cho thấy tình yêu sâu sắc mà chúa dành cho bà và niềm cảm phục của cháu trước cuộc đời và sự cao cả phi thường của bà.
c. Kết bài:
– Nội dung:
+ Tình cảm bà cháu bình dị, gần gũi và thiêng liêng.
+ Vấn đề ý nghĩa muôn đời: kỉ niệm tuổi thơ luôn tỏa sáng và nâng đỡ con người trên hành trình cuộc sống. Tình cảm gia đình là cơ sở, là cội nguồn cho tinh yêu quê hương, đất nước.
– Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả và bình luận.
+ Hình ảnh vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Cảm xúc mãnh liệt.
+ Triết lí sâu sắc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây